Logo Trại Rắn Mối KIỀU HOA
  • Đánh giá: (5 ★ trên 1 đánh giá)

Cặp bạch xà hiển linh canh giữ kho vàng khổng lồ dưới gốc đại thụ

Cặp bạch xà hiển linh canh giữ kho vàng khổng lồ dưới gốc đại thụ

Cặp bạch xà hiển linh canh giữ kho vàng khổng lồ dưới gốc đại thụ

Người ta đồn rằng, dưới gốc cây có một kho vàng khổng lồ được người Hời (người Chăm) chôn giấu từ hàng trăm năm trước. Ly kỳ hơn, nhiều nhân chứng còn khẳng định có một cặp bạch xà ngày đêm canh giữ kho báu không cho bất kỳ kẻ nào mạo phạm. Rắn mối

Lời đồn “vàng sống”

Bất cứ ai đến chùa Hoa Tiên đều ngỡ ngàng trước một cây đại thụ nằm giữa sân che bóng mát cho ngôi cổ tự. Người dân sở tại quen gọi là cây cốc. Thân cây sần sùi bằng vòng ôm của nhiều người, gốc rễ u mấu, cành lá sum suê, tỏa bóng một không gian rộng lớn. Tương truyền, trước khi lập nên chùa Hoa Tiên thì cây cốc đã mọc sừng sững ở đó rồi. Tính đến nay, cây cũng phải tuổi thọ hàng trăm năm.

Trước đây, từng có nhiều người muốn đốn hạ cây để xây dựng nhà hát nhưng không hiểu sao khi đưa các loại máy móc tới thì chúng lại không thể nào hoạt động được. Nhiều người còn đưa cả máy ủi đến để hy vọng “san bằng” được cây, nhưng khi máy được đưa đến thì cũng bỗng dưng chết máy. Không thể tìm được cách đốn hạ nên cuối cùng chủ đầu tư đành phải “đổi ý” xây dựng nhà hát sang bên cạnh.

Xem thêm: Kỷ lục truyền 46 lít máu cứu sống người bị rắn lục cắn 

Nhưng điều lôi cuốn và khiến khách phương xa tò mò nhất đó chính là lời đồn đại về kho vàng bạc, châu báu được chôn giấu dưới gốc cây. Nhiều người dân quả quyết rằng, ban đêm họ thường thấy ánh vàng sáng rực di chuyển xung quanh rắn mối “thần mộc”. Họ đồn rằng, “vàng từ dưới đất chui lên hóa dạng con gà đi ăn”... nhưng khi nghe tiếng động hoặc thấy bóng dáng con người là “đàn gà vàng” biến mất trong nháy mắt. Lại có người thấy vàng đi giữa đường liền vồ đến ôm nhưng khi mang về nhà nhìn kỹ thì lại hóa ra... cục đá. Tuy vậy, cũng có không ít người may mắn đào được buồng cau, nải chuối, tượng Phật bằng vàng...

“Có những người đi làm về khuya tận mắt nhìn thấy những đồng tiền vàng cứ bay qua bay lại lấp lánh xung quanh gốc đại thụ nhưng khi tìm đến thì lại không thấy nữa. Nhiều lần như vậy nên người dân tin rằng số vàng đó đã “có linh khí” và có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác”, cụ Nguyễn Hoàng Lộc (gần 70 tuổi, nhà gần chùa Hoa Tiên) cho biết. Nhiều người còn tin rằng những đàn gà vàng đi ăn trong đêm chính là vong hồn của những trinh nữ bị chôn sống theo kho vàng hóa thân mà thành.

Thầy Thích Chơn Đạo giảng giải thêm, trong văn hóa người Chăm trước kia có rất nhiều giai thoại về việc sử dụng bùa ngải để trấn giữ những thứ quý giá của riêng mình hoặc của dòng tộc. Và hình thức “yểm bùa” bằng trinh nữ cũng đã từng được sử dụng. Linh hồn sẽ không được đầu thai nên sẽ phải làm “thần giữ của” mãi mãi cho đến khi lời nguyền được hóa giải.

Không biết thông tin về kho vàng có bao nhiêu phần trăm sự thực nhưng nó đã từng khiến không ít kẻ nổi lòng tham muốn chiếm đoạt. Câu chuyện được đích thân nhà văn Quách Tấn viết lại trong cuốn “Xứ Trầm hương” rằng, dưới thời Pháp thuộc, Công sứ Bréda từng tới làng yêu cầu đào gốc cây để tìm vàng. Người trong làng sợ linh mộc bị đốn hạ thì tai họa xảy đến nên quyết liệt phản đối. “Phép vua thua lệ làng”, viên công sứ đành thối nhượng. Nhưng cũng có người cho rằng, vị Công sứ Pháp kia đã gặp phải những giấc mơ rắn mối quái đản, bị oan hồn thiếu nữ hành hạ nên đã sợ hãi mà từ bỏ ý định.

Xem thêm: Làm chuồng nuôi rắn mối

Không chỉ có vị Công sứ Pháp có ý định tìm kho báu mà sau này từng có mấy người Chăm ở Phan Rang cũng tìm đến chùa. Họ trưng giấy tờ của ông bà để lại và xin được phép đào gốc cây cốc để tìm của “gia bảo”. Nhưng nhà chùa nhất định khước từ. Đáng sợ hơn có những kẻ bất chấp lệnh cấm mà cố tình đào bới nên đã gặp phải những tai ương, bỗng dưng bị bệnh “ngơ ngơ ngẩn ngẩn” nằm liệt giường, thậm chí có kẻ bỏ mạng mà không hiểu lí do. Người dân tin rằng đó là do hồn ma trinh nữ trừng trị những kẻ dám mạo phạm đến kho báu.

Cặp bạch xà hiển linh canh giữ kho vàng khổng lồ dưới gốc đại thụ

Chùa Hoa Tiên

Bạch xà hộ vệ

Đã có thời những ngôi mộ cổ của người Chăm khắp vùng Bình Đình, Khánh Hòa bị những kẻ săn tìm kho báu xới tung, “kho vàng” dưới gốc cây cốc đại thụ cũng bị không ít kẻ để ý dòm ngó. Thế nhưng bên cạnh niềm tin về sự bảo vệ của những “oan hồn trinh nữ”, người dân địa phương còn tin rằng kho vàng linh thiêng được một cặp rắn thần canh giữ suốt đêm ngày. Chính vì thế dù có thèm muốn “nhỏ dãi” cũng không có người nào dám cả gan làm bậy.

Thầy Thích Chơn Đạo dẫn tôi vào một gian mật thất bí mật, nơi nhà chùa lưu giữ pho tượng cổ “lồi” lên từ gốc cây cốc. Sự tích pho tượng Phật lồi này cũng là một điều kỳ lạ. Truyền rằng, một hôm tại gốc cây đại thụ bỗng xuất hiện 2 tượng Phật kì dị. Có người tin rằng đó chính là tượng trấn yểm kho báu của người Chăm nhưng theo thời gian đã tự “lồi” lên mặt đất. Khi nhà sư trụ trì chùa đem vào thờ trong chính điện thì trong đêm một pho tượng biến mất, pho tượng còn lại bị rơi từ trên cao xuống đất, đầu lìa khỏi thân.

Ly kỳ hơn kể từ ngày đó, nhiều người trong chùa nhìn thấy một cặp rắn rắn mối khổng lồ thoắt ẩn thoắt hiện xung quanh “linh thụ”. Cặp bạch xà dài tới 4 thước và trên đỉnh đầu có mào đỏ rực như lửa. Không chỉ những vị sư thầy ở chùa mới may mắn được gặp mặt “rắn ông, rắn bà” mà những người dân sống gần chùa cũng nhiều lần “hội ngộ” với “rắn thần”. Bà Trần Thị Lạc (67 tuổi, nhà gần chùa Hoa Tiên) kể lại, khi còn con gái, trong một lần đi xem kịch nói về, bà Lạc kinh hãi khi phát hiện một con rắn khổng lồ đang uốn mình trên cây cốc ở trước cổng chùa. Nhưng “rắn thần” không tấn công mà chỉ nhìn bà một lúc rồi trườn đi mất.

Cũng theo lời vị sư trụ trì thì những lời đồn đại về kho vàng chôn giấu dưới gốc cây đại thụ là có thật, tuy nhiên việc tìm được kho báu không phải là điều đơn giản. Bởi lẽ, ngoài việc được những oan hồn trinh nữ bảo vệ, bạch xà canh gác thì những kho báu của người Chăm thường được chôn giấu theo một trận đồ “ngũ hành bát quái” bí mật. Do đó, nếu muốn lấy được vàng thì phải đoán biết chính xác đến từng khắc về thời gian cũng như quy luật vận hành tương xung tương khắc của kì trận. rắn mối

“Càng khó khăn hơn khi thời gian đã trải qua tới mấy trăm năm. Quy luật vận hành dưới lòng đất nên rất có thể trận đồ này đã biến hóa không còn như lúc nó được chôn giấu nữa”, thầy Thích Chơn Đạo chia sẻ. Có một thời gian người dân xung quanh chùa nhìn thấy lá cây cốc trước chùa bỗng nhiên đổi màu vàng rực cả cây. Điều này khiến cho giả thuyết về sự tồn tại của kho báu được củng cố. Nhiều người cho rằng do dưới gốc cây có kho báu bằng kim loại khiến cho cây không tìm được nguồn dinh dưỡng nên mới héo úa. Chỉ có điều một thời gian sau, lá cây lại bỗng dưng xanh tốt trở lại(?).

Ngoài ra, trên bề mặt thân cây cốc còn có những hình thù kì lạ mà theo như thầy Thích Chơn Đạo cho biết: “Những hình trên gốc cây này đã có cách đây mấy trăm năm rồi. Kỳ thú hơn là những hình xù xì đó trông rất giống cảnh các vị Chư Phật đang cúi đầu trước Đạt Ma Sư Tổ”. Cho đến bây giờ, câu hỏi có hay không rắn mối một kho vàng dưới gốc cây cốc đại thụ vẫn là một ẩn số. Thế nhưng có một điều chắc chắn là cây cốc cùng với ngôi cổ tự nhiều trăm năm tuổi kia đã trở thành một chứng tích của thời gian, một “kho báu” trong lòng những người dân nơi đây.

Tin Tin tức khác
Hỗ trợ trực tuyến
THÔNG BÁO THÔNG BÁO
Chát ngay
với chúng tôi!
Hỗ trợ online