Logo Trại Rắn Mối KIỀU HOA
  • Đánh giá: (5 ★ trên 1 đánh giá)

Câu Chuyện Nghề Nuôi Rắn Mối Vùng Quê

Câu Chuyện Nghề Nuôi Rắn Mối Vùng Quê

Rắn mối đang dần trở thành một trong những món ăn được xếp vào nhóm đặc sản, các món ăn được chế biến từ thịt rắn mối xuất hiện ngày một nhiều hơn tại các quán nhậu bình dân cho đến những nhà hàng lớn. Nhu cầu về lượng thịt rắn mối bắt đầu tăng lên, trong khi đó thì lượng rắn mối ngoài tự nhiên cung cấp chưa bao giờ đủ, đặc biệt là vào những ngày hè việc tìm bắt rắn mối ngoài tự nhiên không hề là một chuyện dễ dàng.

Từ nhu cầu đó, các mô hình nuôi rắn mối tập trung bắt đầu xuất hiện và có cơ hội phát triển ở những vùng quê. Nghề nuôi rắn mối dần được hình thành, nó vừa tạo công ăn việc làm cho các hộ gia đình vừa mang lại một nguồn thu nhập ổn định. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về câu chuyện của một anh từng tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin tại một trường ở Tp. Hồ Chí Minh nhưng sau đó lại quyết định bỏ lại tấc cả mọi thứ để về quê theo đuổi đam mê với nghề nuôi rắn mối, để giờ đây gia đình anh luôn được xem vào nhóm những hộ làm kinh tế giỏi nhất vùng

Chàng thanh niên đó chính là Hồ Chí Linh, hiện trú tại xã Mỹ Hòa, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Ngay sau khu vừa tốt nghiệp khóa học của mình anh ngay lập tức đưa ra quyết định về quê làm giàu từ nghề nuôi rắn mối, ở thời điểm đó cũng thực sự chưa có nhiều mô hình nuôi rắn mối được phát triển như hiện nay

Anh Linh chia sẻ về con đường theo đuổi nghề nuôi rắn mối của mình

Anh Hồ Chí Linh thuộc tiếp người dám nghĩ, dám làm

Anh Linh chia sẻ rằng ban đầu mô hình nuôi rắn mối bắt đầu với một số lượng rắn mối rất ít õi, chỉ khoảng 20 cặp rắn mối bố mẹ. Lý do là vì khi đó điều kiện kinh tế cũng chưa thực sự cho phép trong khi chưa có nhiều kinh nghiệm với nghề nuôi rắn mối này nên anh cũng chưa dám mạo hiểm đầu từ lớn. Thế nhưng dần dần mô hình nuôi rắn mối của anh phát triển theo hướng rất tốt, số con trong đang bắt đầu tăng lên đến hàng ngàn con

 

 

ĐÔI LỜI TỪ CÔ HOA

RẮN MỐI RẤT KHÓ NUÔI, TỶ LỆ CHẾT RẤT CAO

BÀ CON NÊN CÂN NHẮC CHỌN VẬT NUÔI KHÁC 

Nếu Bà Con Vẫn Có Ý Định Muốn Nuôi.

Tôi Khuyên Bà Con Đừng Vội Đầu Tư Lớn, Nên Mua Khoản 50  Con Về Nuôi Thử Trước. Nếu Nuôi Thành Công Hãy Đầu Tư Tiếp

Trân Trọng

 

Mô hình nuôi rắn mối của anh Linh hiện đang được rất nhiều biết đến hơn, các thương lái bắt đầu tìm đến mỗi khi anh Linh bắt đầu xuất chuồng những lứa rắn mối thịt. Không những các thương lái mà những chủ nhà hàng, chủ các quán nhậu thậm chí còn tìm đến tận nhà để đặt hàng lứa rắn mối sắp được xuất chuồng. Nhìn chung thì có thể nói anh Linh không có bất kỳ lo lắng nào về đầu ra cho những lứa rắn mối thịt của mình bởi thị trường tiêu thụ rắn mối của anh hiện đang khá phổ biến ở các tỉnh miền Tây như Đồng Nai, An Giang, Tiền Giang, Cà Mau, cả Tp. Hồ Chí Minh lẫn các tỉnh ngoài miền Bắc nữa

Anh Linh cũng chia sẻ về cái duyên với nghề nuôi rắn mối

Ban đầu anh cũng không để ý đến nghề nuôi rắn mối nhưng một cơ duyên đó là anh có một người bạn nuôi rắn mối kiểng để bán, thấy giá trị kinh tế mà những con rắn mối này nên anh cũng muốn thử bắt đầu nuôi rắn mối xem thế nào. Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin, anh chưa vội vã đi tìm kiếm một công việc như những bạn trẻ khác mà anh đã quyết định về quê thử sức với nghề nuôi rắn mối của mình. Quyết định thử sức với niềm đam mê mới mở ra cơ hội phát triển sự nghiệp bản thân bởi quyết định của anh lại rơi đúng vào thời điểm nhu cầu rắn mối tăng cao, giá rắn mối thời điểm đó cũng rất tốt và mang lại một hiệu quả kinh tế cao

Mô hình chuồng nuôi rắn mối

Mô hình nuôi rắn mối của anh Linh lúc này đây đã được mở rộng hơn rất nhiều so với trước và hiện cũng đạt đến con số trên 10.000 con phân bố rộng khắp ở tất cả các lứa từ rắn mối giống, rắn mối bố mẹ, rắn mối con cho đến những chú rắn mối đang trong giai đoạn trưởng thành. Dù lượng rắn mối là lớn như thế nhưng ở mỗi thời điểm anh Linh xuất bán một lứa rắn mối nào đó thì nguồn cung chưa bao giờ là đủ với những người mua. Có nhiều trường hợp nhiều phương tiện truyền thông muốn đến để tìm hiểu để giới thiệu quảng bá về nghề nuôi rắn mối của anh thì anh cũng từ chối, khước từ vì sợ rằng quá nhiều người mua tìm đến thực sự nguồn cung rắn mối là không đủ, lại gây thất vọng, tốn chi phí đi lại của người mua

Lợi nhuận cao từ nghề nuôi rắn mối

Lợi nhuận từ nghề nuôi rắn mối luôn được đánh giá cao là vì người nuôi không phải đầu tư quá nhiều trong khi giá bán rắn mối ra thị trường luôn là khá cao. Rắn mối không yêu cầu quá nhiều về mặt chuồng trại, bà con chỉ cần xây chuồng với 4 bức tường, có mái che, diện tích đủ cho một số lượng rắn mối con vừa phải. Nền chuồng bà con có thể tráng nữa xi-măng một nữa và để nền đất một nữa, nhằm giữ cho chuồng trại luôn trong tinh trạng khô ráo, tránh mầm bệnh. Xây chuồng theo hướng ránh gió, thoáng mái vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông, tránh mưa toạc gió lùa.

Nguồn thức ăn cho rắn mối thì lại càng đơn giản, mặc dù thức ăn khoái khẩu của rắn mối là những loại côn trùng nhỏ như các ụ mối, sâu bọ, cào cào nhưng bà con khi nuôi tập trung vẫn có thể cho chúng ăn hỗn hợp. Thức ă hỗn hợp mà anh Linh chọn làm nguồn thức ăn chính cho rắn mối chủ yếu hiện nay chỉ là cơm trộn với tôm vụn, cá vụ. Nguồn thức ăn này tương đối dễ kiếm tại các chợ mà chi phí lại không tốn kém là bao nhiêu cả. Vì thế mà mới nói người nuôi không tốn quá nhiều chi phí để đầu tư cho một mô hình nuôi rắn mối

Đầu tư không quá nhiều những lượng rắn mối bán ra luôn rất được giá, lại tiêu thụ một cách nhanh chóng mà anh Linh không cần phải làm gì nhiều. Lấy con số thu được trừ cho con số đầu tư, mỗi tháng anh Linh cũng thu về được từ khoảng 50 – 100 triệu đồng, đây là một mức thu nhập mà bất kỳ người dân vùng quê nào cũng sẽ mong muốn có được

Tin Tin tức khác
Hỗ trợ trực tuyến
THÔNG BÁO THÔNG BÁO
Chát ngay
với chúng tôi!
Hỗ trợ online