Logo Trại Rắn Mối KIỀU HOA
  • Đánh giá: (3 ★ trên 10 đánh giá)

Cách Làm Chuồng Nuôi Rắn Mối

Cách Làm Chuồng Nuôi Rắn Mối

Sẽ có nhiều yếu tố quyết định đến sự thành công của một mô hình nuôi rắn mối, từ cách chọn con giống cho đến những kỹ thuật chăm sóc, điều kiện khí hậu, nguồn thức ăn . . . nhưng ngoài những yếu tố được liệt kê ở trên thì còn một yếu tố nữa có vai trò không kém phần quan trọng, đó chính là cách làm chuồng nuôi rắn mối. Vì sao chuồng nuôi rắn mối lại đóng một vai trò quan trọng, lý do là vì nếu như bà con xây dựng được một chuồng nuôi đủ tốt, thiết kế chuồng nuôi hoang dã phù hợp với tập tính sinh trưởng của rắn mối, khi đó rắn mối sẽ có cơ hội sinh trưởng, phát triển tốt hơn, các mầm bệnh được triệt tiêu đảm bảo rẳng tốc độ phát triển thể trạng, số con trong đàn, trong mô hình. Từ những lợi ích kể trên, bà con sẽ không cần phải đầu tư quá nhiều kinh phí nhưng vẫn sẽ có được những thu hoạch đáng kể từ mô hình nuôi rắn mối của mình

 

Thông Báo

Trại Rắn Mối KIỀU HOA

NGƯNG KINH DOANH RẮN MỐI

Nguyên Nhân:

1. ĐẦU RA RẮN MỐI GIẢM MẠNH.

Các nhà hàng, quán nhậu đã không còn đưa rắn mối vào menu của họ.

 

2. CHI PHÍ NUÔI RẮN MỐI TĂNG CAO

Thức ăn chính của rắn mối là côn trùng như: Dế, sâu, trùn quế, ... đều đã tăng giá quá cao. Dẫn đến nuôi rắn mối không còn lợi nhuận

Phóng sự của đài truyền hình Khánh Hòa

Phóng sự của đài truyền hình VTV2 

Nói về cách làm chuồng nuôi rắn mối, tìm kiếm những thông tin trên mạng có lẽ nhiều bà con sẽ nghĩ rằng cách làm chuồng nuôi rắn một tương đối đơn giản, không có gì phức tạp nhưng đừng chủ quan bởi làm chuồng nuôi rắn mối cần có những kỹ thuật cụ thể. Mỗi vùng miền khác nhau xét về cách xây dựng chuồng trại đều có những sự khác biệt ở bước này. Vấn đề của bà con là cần lựa chọn được cách xây chuồng sao cho đảm bảo được điều kiện sống tốt nhất cho rắn mối giống và cùng với đó là mức kinh phí đầu tư làm chuồng cũng là một con số thấp

Sau đây Trang trại rắn mối Kiều Hoa sẽ chia sẻ với bà con cách để xây dựng một mô hình chuồng trại đơn giản mà hiệu quả. Mô hình chuồng trại này bà con chỉ cần đầu tư từ 2 đến 3 triệu là đã có thể bắt đầu nuôi khoảng 1000 con rắn mối, thời gian làm chuồng cũng khá nhanh và yêu cầu về vật liệu để xây dựng chuồng cũng tương đối đơn giản

Hướng dẫn cách làm chuồng nuôi rắn mối

a. Diện tích chuồng

Diện tích chuồng và số lượng con được nuôi trong chuồng phải là phù hợp để đảm bảo không gian sống và phát triển cho rắn mối. Diện tích tiêu chuẩn để 1000 con rắn mối sinh trưởng và phát triển tốt sẽ là khoảng 20m2, đó là với rắn mối trưởng thành. Còn đối với 1000 con rắn mối con thì diện tích chuồng chỉ khoảng 5m2 hoặc cũng có thể nhiều hơn. Về phần diện tích, cách tốt nhất thì với cả rắn mối con hay rắn mối trưởng thành bà con cũng nên lấy diện tích chuồng là 20m2 với 1000 con rắn mối

b. Cách làm chuồng nuôi rắn mối

Đối với cách làm chuông nuôi rắn mối, bà con sẽ có hai sự lựa chọn:

- Đầu tiên là xây dựng chuồng trại bằng gạch + ximang tạo thành 4 bức tường bao quanh diện tích chuồng. Sau khi xây thành chuồng bà con cần ốp gạch bóng từ nền lên thành chuồng khoảng 40 – 60cm để rắn mối không bò ra được bên ngoài. Trong chuồng bà con cần thiết kế hệ thống thoát nước đảm bảo chuồng luôn khô ráo, thoáng mát, ngăn ngừa mầm bệnh. Cách xây dựng chuồng nuôi rắn mối này tường khá kiên cố những sẽ khiến bà con tốn khá nhiều chi phí cũng như thời gian để xây dựng

 
Chuồng nuôi rắn môi 
 

Bên trong chuồng nuôi rắn mối 

- Xây dựng chuồng nuôi bằng tôn phẳng: Với các này thì thay vì xây dựng tường bao quanh bằng gạch, bà con có thể xây chuồng bằng cách ráp các tấm tôn phẳng lại với nhau, tạo thành diện tích bên trong để nuôi rắn mối. Với cách này, bà con có thể dựng xong chuồng nuôi chỉ trong chưa đầy một ngày, chi phí lại khá tiết kiệm, với kiều chuồng nuôi này, mà con có thể nuôi rắn mối trong vòng từ 4 – 5 năm, không vấn đề gì cả.

Với cả 2 cách làm chuồng nuôi rắn mối kể trên, bà con cũng cần lợp mái tôn, mái che để che nắng che mưa cho rắn mối. Thiết kế sao cho chuồng có thể đón nắng ½ diện tích vào buổi sáng. Vào mùa mua chuồng cũng cần có mái che để tránh mưa tạt gió lùa

Phần trồng cỏ nuôi rắn mối 
 
Phần trồng cỏ nuôi rắn

- Đối với phần nền chuồng, lời khuyên tốt nhất là bà con nên để nền chuồng là nền đất hoặc nếu có tráng xi – măng thì chỉ nền tráng ½ diện tích. Cách này vừa tạo môi trường trường tự nhiên để rắn mối phát triển vừa tiết kiệm chi phí. Với phần này đất này, bà con có thể trồng thêm một số cây cỏ tạo môi trường tự nhiên và sẵn là làm nguồn thức ăn cho rắn mối

- Về thiết kế bên trong chuồng nuôi: Trong chuồng bà con nên tạo những hang hốc làm nơi trú ẩn cho rắn mối, tiết kiệm nhất bà con có thể sử dụng gạch ốc xếp thành chồng đặt giữa chuồng, ngoài ra, vào những ngày trời lạnh bà con cần cho vào chuồng một ít rơm rạ, cỏ khô để rắn mối giữ ấm cơ thể

- Với cách làm chuồng nuôi rắn mối kể trên bà con có thể nhanh chóng xâu dựng chuồng trại, bắt đầu với một mô hình nuôi rắn mối của mình. Trong quá trình nuôi, bà con cũng cần quan tâm và đảm bảo rằng chuồng trại phải luôn sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại thường xuyên, tránh những mầm bệnh. Đó sẽ là một trong những yếu tố góp phần vào sự thành công cho mô hình nuôi rắn mối mà bà con đang xây dựng

Bà con xem tiếp về kỹ thuật nuôi rắn mối tại đây

Hướng dẫn một số kỹ thuật nuôi và chăm sóc rắn mối

Ngoài phần chuồng trại vốn là vấn đề mà bà con cần quan tâm thì sau khi đã hoàn tất việc xây dựng chuồng trại mối quan tâm của bà con sẽ được đổ dồn vào các kỹ thuật nuôi rắn mối, nuôi rắn mối sao cho hiệu quả, mang lại lợi ích kinh tế cao, rắn mối khỏe mạnh, sinh trưởng tốt . . .Và thực sự tầm quan trọng của kỹ thuật nuôi khi xây dựng một mô hình nuôi rắn mối là rất lớn vì nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của cả một mô hình, chính vì thế mà bà con cũng nên tham khảo các kỹ thuật nuôi và chăm sóc rắn mối được trang trại Kiều Hoa chia sẻ ngay sau đây

Trước tiên chúng ta hãy cùng điểm qua một số lợi ích khi bà con có được một kỹ thuật nuôi rắn mối tốt cho mô hình của mình:

- Bà con sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đầu tư không nhỏ

- Bà con sẽ hạn chế được sự phát triển của các mầm bệnh gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của rắn mối

- Tạo cho rắn mối một điều kiện phát triển tốt nhất, tăng trưởng nhanh nhất

- Bà con sẽ biết cách cung cấp cho rắn mối một nguồn thức ăn chất lượng với mức đầu tư cho khoản thức ăn cho rắn mối là thấp

a. Đối với phần chuồng nuôi

Như các hướng dẫn cách xây dựng chuồng trại cho rắn mối ở trên, nhắc lại một chút về các tiêu chí khi xây dựng chuồng trại cho rắn mối đó là:

- Mật độ số con trong chuồng với diện tích chuồng cần phải được đảm bảo

- Chuồng nuôi nên được xây dựng kiên cố, hạn chế việc xây dựng chuồng trại một cách tạm bợ chỉ trừ trường hợp điều kiện kinh tế còn hạn hẹp hay bà con chỉ muốn thử nghiệm nuôi rắn mối với mô hình đầu tiên

- Chuồng nuôi cần được thiết kế sao cho thông thoáng vào mùa nắng, chắn gió, mưa vào mùa lạnh

- Chuồng nuôi cần có mai che

- Nền chuồng nên là nền đặt hoặc 50% là nền đất và 50% còn lại là nền xi măng

- Trong chuồng nên trồng thêm cây cối tạo môi trường sống tự nhiên cho rắn mối

- Chuồng cũng cần có nơi trú ẩn và hệ thống thoát nước đảm bảo giữ chuồng luôn khô ráo, hạn chế tối đa mầm bệnh

b. Đối với phần lựa chọn con giống để bắt đầu mô hình

Đây cũng là một bước quan trọng mang ý nghĩa quyết định, những con giống chất lượng sẽ là tiền đề cho sự thành công của mô hình, bà con sẽ bắt đầu nuôi rắn mối trong tư thế những con giống là khỏe mạnh, không mầm bệnh. Tiêu chí để chọn các con giống để bắt đầu với mô hình cơ bản là như sau:

- Con giống là hoàn toàn khỏe mạnh

- Con giống không mang mầm bệnh

- Con giống không mang dị tật bẩm sinh

- Con giống to khỏe và tốt nhất là nên từ ngón tay cái trở lên

- Bà con cũng cần phân biệt giữa rắn mối đực và rắn mối cái để cân đối về số lượng con trong đàn. Thường con đực thường to khỏe hơn con cái, đầu cũng to hơn và 2 bên hông cơ thể không có đóm trắng, đối với con cái thì ngược lại, cơ thể nhỏ hơn, đầu nhỏ, và hai bên hông sẽ có đốm trắng

c. Đối với nguồn thức ăn dành cho rắn mối

Các nhóm thức ăn chính của rắn mối bao gồm:

- Các loại côn trùng bao gồm các ụ mối, dế, rắn mối, châu chấu, trứng kiến, ấu trùng ong, đuông dừa, gián, giun đất . . .

- Các loại thức ăn có mùi tanh bao gồm tôm tép,  thịt, trứng gà, ruốc, mỡ heo, thịt gà

- Các loại thức ăn có vị ngọt như xoài, dưa hấu, các loại chuối xiêm, chuối xứ . . .

 Cho rắn mối ăn 

Cho rắn mối ăn

Trong số này, khi nuôi rắn mối theo mô hình với số lượng lớn nguồn thức ăn chính được lựa chọn đó chính là cơm trộn với tôm, tép vụn, trứng lụt, thịt gà băm nhỏ . . . nói chung là loại thức ăn có mùi tanh bởi đây là loại thức ăn dễ kiếm, hơn nữa chi phí cho các loại thức ăn lại thấp. Tuy nhiên trong quá trình nuôi bà con cũng nên xen kẽ thêm các loại thức ăn là côn trùng, các loại thức ăn bị ngọt nhằm thay đổi khẩu vị, cung cấp thêm lượng chất cần thiết để phục vụ quá trình phát triển, sinh trưởng của rắn mối. Đặc biệt các loại côn trùng vốn là món ăn khoái khẩu của rắn mối, vì thế nếu có điều kiện bà con nên cung cấp nguồn thức ăn này cho chúng

d. Chăm sóc rắn mối

- Trong quá trình chăm sóc bà con nên vệ sinh chuồng trại thường xuyên, cách tốt nhất cứ khoảng 2 – 3 ngày bà con nên vệ sinh chuồng trại một lần

- Xịt khuẩn phòng ngừa các mầm bệnh

- Bà con cũng cần thường xuyên theo dõi quá trình phát triển, tăng trưởng của rắn mối, phát hiện, cách ly những con rắn mối bị bệnh. Khi biết được tình hình phát triển của rắn mối bà con sẽ biết cách làm thế nào để chăm sóc rắn mối tốt hơn, cung cấp chế độ ăn uống, các chất dinh dưỡng cần thiết cho chúng

e. Biện pháp phòng bệnh cho rắn mối

Phòng bệnh cho rắn mối cũng sẽ là một phần không thể thiếu trong phần kỹ thuật nuôi, cụ thể để đảm bảo mô hình nuôi của bà con sẽ không bị ảnh hưởng xấu từ các mầm bệnh bà con cần:

- Cung cấp nguồn thức ăn, thức uống sạch sẽ cho rắn mối

- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại

- Cung cấp bổ sung các khoáng chất bổ sung cần thiết trong thức ăn, thức uống

- Hạn chế để thức ăn quá lâu trong chuồng, các loại thức ăn ôi thiu sẽ khiến cho đường tiêu hóa của rắn mối bị ảnh hưởng, đó sẽ là cơ hội cho các mầm bệnh khách có thể phát triển

f. Trị bệnh cho rắn mối

Phòng bệnh là một chuyện nhưng khi rắn mối đã mắc bệnh thì bà con không thể nào cứ phòng nữa mà phải chuyển qua chữa trị

- Với bệnh liệt ở chân sau đó là chết: Bệnh này sẽ có 2 trường hợp, thứ nhất đó là việc rắn mối bị liệt ở chân những vẫn ăn uống bình thường, nguyên nhân của trường hợp này đó là cơ thể của rắn mối đang thiếu đi lượng khoáng chất cần thiết. Trường hợp thứ 2 là khi rắn mối bị liệt ở chân, cơ thể bị xuất huyết kèm theo triệu chứng giảm ăn, rơi vào trường hợp này cơ thể rắn mối đang bị nhiễm khuẩn. Để điều trị bệnh bà con cần trộn vào nguồn thức ăn, thức uống của rắn mối các loại kháng sinh sau:

Pharamox

Ampi-col (1g/4,5 - 9kgP/ngày)

Enroflox 5% (1g/5 - 10kgP/ngày) 

- Với bệnh nấm da: Nguyên nhân chính của bệnh này là do bà con đang không vệ sinh chuồng trại thật tốt, điều kiện chuồng thường xuyên trong tình trạng ẩm ướt. Khi chuồng luôn trong tình trạng ứ nước, phân sẽ hòa lẫn vào nước và đó sẽ là cơ hội để tốt để mầm bệnh có thể phát triển. Để phòng trừ và loại bỏ bệnh này bà con cần khử trùng chuồng trại bằng các loại thuốc sát trùng. Đồng thời trộn lẫn Ampicilin hay Coli Ampi vào nguồn thức ăn, nước uống cửa rắn mối

- Với bệnh tiêu chảy: Nguyên nhân chính của bệnh là vì nguồn thức ăn, nước uống của rắn mối không được đảm bảo về mặt vệ sinh, thức ăn bị ôi thiu, ẩm mốc. Cách phòng bệnh hiệu quả là khi bà con luôn cung cấp nguồn thức ăn đảm bảo về mặt vệ sinh cho rắn mối. Khi mắc phải bệnh này, cách trị bệnh bà con cần:

+ Sử dụng Becberin hoặc Ganidan pha lẫn với nước

+ Hoặc cũng có thể dùng Cloroxit

- Với bệnh giún sán: Nguyên nhân cũng đến từ nguồn thức ăn không vệ sinh, cách phòng bệnh hiệu quả nhất cũng là đảm bảo chất lượng vệ sinh cho nguồn thức ăn, bà con trị bệnh bằng cách sổ giun cho rắn mối bằng các loại thuốc sổ giun cho gia cầm

- Với bệnh no hơi: Bệnh này sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong cho rắn mối, triệu chứng sau khi chết đó là miệng rắn mối sẽ có chất nhờn, hậu môn có nước. Nguyên nhân chính của bệnh là do  rắn mối bị nhiễm khuẩn ở đường ruột, để hạn chế bệnh này bà con cần thường xuyên cho rắn mối uống các loại kháng sinh cần thiết, các loại men tiêu hóa đối với những con đang no hơi

- Với bệnh tróc vảy: Triệu chứng chính: da bị tróc vảy, phần da mềm sau vài ngày thì rắn mối chết. Trị bệnh bà con cần sử dụng kháng sinh Rifampicin bôi lên vùng da bị tổn thương của rắn mối

- Với bệnh mù mắt: Chưa có chính xác về nguyên nhân của bệnh này và cách để phòng trị bệnh vẫn là cung cấp cho rắn mối lượng chất dinh dưỡng cần thiết, các khoán chất cần thiết, chữa bệnh bằng thuốc nhỏ mắt

Trang trại Kiều Hoa bao tiêu rắn mối thương phẩm

- Trang trại luôn đảm bảo rằng tất cả rắn mối được cung cấp từ trang trại sẽ luôn được đảm bảo về mặt chất lượng và cung cấp ra thị trường với mức giá hợp lý nhất

- Rắn mối giống được cung cấp được trang trại luôn được đảm bảo là khỏe mạnh, không bệnh tật, không dị tật, cơ thể to khỏe và phát triển đồng đều

- Trang trại cũng luôn dành sự ưu tiên đối với những khách hàng lớn lớn, đặt hàng với số lượng rắn mối lớn

- Trang trại cũng sẽ đảm bảo về đầu ra với giá thành tốt dành cho các bà con muốn nuôi nhưng chưa đảm bảo được đầu ra rắn mối

- Khi là đại lý của trang trại bà con cũng sẽ được chuyển giao công nghệ nuôi, chăm sóc, phòng trị bệnh cho rắn mối từ a đến z. Đi kèm trang trại cũng sẽ có thể tài liệu hướng dẫn cho các bà con khi đặt con giống tại trang trại

- Trang trại cũng đảm bảo rằng sẽ hỗ trợ thu mua rắn mối cho bà con ở mọi thời điểm

- Một điểm đáng chú ý giúp thương hiệu của trang trại được khẳng định được thương hiệu đối với bà con đó chính là việc Phó thủ tướng cùng với các thứ trưởng đã từng có chuyến ghé thăm để thăm quan về mô hình nuôi rắn mối tại trang trại Kiều Hoa

Chúc thành công!!!

 

 

 

 
Tin Kỹ thuật nuôi khác
Hỗ trợ trực tuyến
THÔNG BÁO THÔNG BÁO
Chát ngay
với chúng tôi!
Hỗ trợ online