Logo Trại Rắn Mối KIỀU HOA
  • Đánh giá: (4 ★ trên 10 đánh giá)

Kỹ Thuật Nuôi Rắn Mối từ A - Z

Kỹ Thuật Nuôi Rắn Mối từ A - Z

Kỹ thuật nuôi rắn mối

Nuôi rắn mối được xem là mô hình “nuôi hàng độc” hiếm có. Loài bò sát vốn thích sống hoang dã này không ai nghĩ sẽ tìm được cách nuôi rắn mối để nuôi chúng.

Rắn mối là loài bò sát, phân bố nhiều ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, Lào, Campuchia...Chúng có đầu hình tam giác, có 4 chân, mỗi chân có 5 ngón, có vảy trên mình, vảy phía trên màu nâu và phía dưới màu trắng ngả vàng. Hai bên hông có hai sọc đỏ như lửa chạy dọc xuống tới hai chân sau. Qua tìm hiểu bước đầu, có thể phân ra hai loại là rắn mối lưng trơn và rắn mối lưng sọc.

Thông Báo

Trại Rắn Mối KIỀU HOA

NGƯNG KINH DOANH RẮN MỐI

Nguyên Nhân:

1. ĐẦU RA RẮN MỐI GIẢM MẠNH.

Các nhà hàng, quán nhậu đã không còn đưa rắn mối vào menu của họ.

 

2. CHI PHÍ NUÔI RẮN MỐI TĂNG CAO

Thức ăn chính của rắn mối là côn trùng như: Dế, sâu, trùn quế, ... đều đã tăng giá quá cao. Dẫn đến nuôi rắn mối không còn lợi nhuận

 

Cách làm chuồng nuôi rắn mối

Kỹ thuật làm chuồng nuôi rắn mối khá đơn giản, có thể tận dụng các xô, chậu để nuôi. Tuy nhiên tốt nhất nên xây chuồng kiên cố để nuôi với số lượng lớn. Ta có thể xây gạch xung quanh chuồng, cao từ 0.8m - 1m trên cùng nên óp gạch men để rắn không bò ra ngoài. Hoặc ta có thể dùng tôn trơn vây xung quanh chuồng. Chuồng nuôi rắn mối có diện tích : 2 m x 5m hoặc 3m x 10 m. Mõi mét vuông ta có thể thả nuôi khoản 100 con rắn mối đẻ.

ky thuat lam chuong nuoi ran moi

Chuồng nuôi của Trang Trại  KIỀU HOA

Lưu ý: Rắn Mối rất cần ánh nắng vì vậy có thể xây chuồng dạng hở (nửa mát, nửa nắng) để có bãi tắm nắng cho chúng, vừa làm nơi có thể chong đèn (dây tóc) để chúng sưởi ấm, vừa dẫn dụ côn trùng làm thức ăn cho chúng. Nên dùng gạch ống làm chỗ trú ẩn là tốt nhất, nếu làm rơm hay lá chuối khô sau một thời gian sẽ bị dính phân, môi trường nuôi dễ ô nhiễm. Cần chú ý xây dựng chuồng thoáng mát và có bãi tắm nắng cho chúng. Thức ăn cho chúng là các loại côn trùng như mối, dế, gián, cào cào, sâu hoặc có thể cho ăn ếch, nhái con, cá băm nhỏ... Món khoái khẩu của rắn mối là con mối. Lượng thức ăn cho 1.000 con trong ngày là khoảng 0,5 kg. Trong chuồng bố trí hai cái dĩa làm máng ăn và máng uống. Cho ăn 3 lần trong một ngày, tránh cho chúng ăn thức ăn hôi, thiu, mốc.... nên thay nước sạch thường xuyên để tránh phân rơi vào máng uống.

Cách chọn rắn mối giống

Rắn mối giống nên chọn những con khỏe mạnh không dị tật, dị hình, không cụt đuôi, bốn chân không khuyết tật và đều cỡ, chọn những con khỏe, di chuyển nhanh và không dị tật.

Rắn đực và rắn cái rất dễ phân biệt, với rắn lưng sọc thì con đực có đầu to, chân khỏe đuôi dài, có hai sọc đỏ chạy dọc hai bên hông, thân hình thon và khỏe mạnh. Rắn cái đầu nhỏ, đuôi nhỏ, chân nhỏ, di chuyển chậm chạp, có sọc đỏ chạy hai bên hông nhưng ngắn hơn rắn đực và có những đốm trắng hai bên hong chạy dọc lưng.

Ky thuat nuoi ran moi sinh san

Con giống khỏe mạnh

Với rắn lưng trơn thì con đực có đầu to, chân khỏe, đuôi dài và khỏe, có hai sọc đỏ chạy dọc hai bên hông, thân hình thon và khỏe mạnh. Con cái có 7 sọc đen trên lưng, đầu nhỏ, đuôi nhỏ, chân nhỏ di chuyển chậm chạp, có sọc đỏ chạy hai bên hông nhưng ngắn hơn con đực và có những đốm trắng hai bên hông chạy dọc lưng.

Kỹ thuật nuôi rắn mối sinh sản

Trong tự nhiên chúng sinh sản và mùa mưa, mõi năm đẻ từ 2-3 lứa, mõi lứa từ 10 - 15 con. Rắn mẹ không đẻ trứng mà đẻ ra 1 cái bọc sau đó con con tự cắn bọc chui ra ngoài. Rắn con có chiều dài trung bình từ 3 cm - 5 cm và chạy rất nhanh.

Ky thuat nuoi ran moi mag bau

Rắn mẹ mang bầu

Khi thấy rắn mẹ mang bầu bụng lớn và đi lại khó khăn ta nên bắt rắn qua chuồng riêng để rắn đẻ (Nếu không rắn đực sẻ ăn con). Trong chuồng ta nên bỏ gạch ống và lá chuối để rắn mẹ và rắn con trú ẩn. Sau khi thấy rắn mẹ bụng nhỏ trỏ lại tức là rắn đã đẻ xong ta bắt rắn mẹ bỏ qua lại chuồng nuôi chung để rắn tiếp tục giao phối.

Xem thêm: Cách phòng và trị bệnh cho rắn mối

Kỹ thuật nuôi rắn mối con

Ta nên bắt rắn con cho vào 1 cái thâu nhựa. Bên trong ta cho vào 1 cục gạch ống + một ít rơm + một dĩa nước và thả rắn con vào trong. Thức ăn cho chúng cũng như con mẹ nhưng ta băm nhỏ hơn. Nuôi trong thâu khoảng từ 7 - 10 là có thể thả ra ngoài nuôi chung.

Ky thuat nuoi ran moi con

Rắn mối con

source: nuoiranmoi.tin.vn

Tin Kỹ thuật nuôi khác
Hỗ trợ trực tuyến
THÔNG BÁO THÔNG BÁO
Chát ngay
với chúng tôi!
Hỗ trợ online