Logo Trại Rắn Mối KIỀU HOA
  • Đánh giá: (5 ★ trên 1 đánh giá)

Xây Dựng Chuồng Nuôi Rắn Mối Tiết Kiệm Và Đạt Chuẩn

Xây Dựng Chuồng Nuôi Rắn Mối Tiết Kiệm Và Đạt Chuẩn

Chuồng nuôi rắn mối là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đế sự thành công của một mô hình nuôi rắn mối. Việc đầu từ cho chuồng nuôi là điều cần thiết nhưng với nhiều bà con nông dân, kinh tế gia đình còn khó khăn, mục tiêu hướng đến xây dựng một chuồng nuôi rắn mối vừa đạt chuẩn vừa tiết kiếm luôn được bà con hướng đến. Và để đạt được mục tiêu này bà con cần tuân thủ các tiêu chí sau đây:

-Đầu tiên là cần xác định được là việc nuôi rắn mối của mình kéo dài bao lâu, mang tính bền vững hay nhất thời để lựa chọn giữa chuồng nuôi kiên cố và chuồng nuôi đơn giản

-Xác định được mức vốn đầu tư để có những điều chỉnh sao có hợp lý

-Nguồn nhân lực dự kiến dùng để xây dựng và duy trì mô hình nuôi rắn mối, có thể là những thành viên trong gia đình

Đó là 3 yếu tố mà bà con cần phải xác định trước khi tiến hành xây dựng chuồng nuôi rắn mối , bà con cần lưu ý vấn đề này. Khi đã xác định được những tiêu chí trên, bà con sẽ tiến hành xây dựng chuồng. Có hai kiểu chuồng nuôi rắn mối để mà bà con có thể lựa chọn xây dựng

1.Chuồng nuôi rắn mối đơn giản

Chuồng nuôi rắn mối đơn giản

Đối với nhiều bà con chưa có nhiều kiến thức về loài rắn mối cũng như kĩ thuật nuôi, xây dựng chuồng nuôi rắn mối đơn giản để thử nghiệm là việc làm hoàn toàn đúng đắn. Vừa tiết kiệm được chi phí đầu tư, quá trình xây dựng cũng diễn ra nhanh chóng trong khi có thất bại trong quá trình nuôi thì mức độ lỗ vốn của bà con vẫn là không cao. Xây dựng chuồng kiểu này bà con có thể tự mình thực hiện mà không cần phải thuê thợ về làm. Thời gian làm chuồng nuôi rắn mối đơn giản cũng diễn ra nhanh chóng. Quá trình thực hiện và nhu cầu về nguyên vật liệu như sâu:

-Tôn láng có độ trơn trượt cao: Tôn láng là loại tôn thường được sử dụng  trong xây dựng dân dụng, loại tôn được chọn cần không có sóng, có thể phủ sơn hoặc không, giá thành loại tôn này cũng không cao. Tấc cả vì mục tiêu không để rắn mối bò ra ngoài

-Những thanh gỗ có chiều dài từ 1m đến 1,5m, có khả năng chịu lực tốt. Những thanh gỗ này sẽ là yêu tốt giữ cho phần tôn láng được cố định sau khi đã bắt vít

-Gạch: không cần quá nhiều gạch, số lượng gạch hỉ cần vừa đủ để kẹp phần tôn, bên trong 1 hàng, bên ngoài 1 hàng

Tham khảo bài viết: Kỹ thuật nuôi rắn mối sinh sản

2.Chuồng nuôi rắn mối kiên cố

Xây Dựng Chuồng Nuôi Rắn Mối Tiết Kiệm Và Đạt Chuẩn
chuồng nuôi rắn mối kiên cố

Chuồng nuôi rắn mối cố định này phục vụ cho những bà con có ý định nuôi rắn mối lâu dài, chuồng được xây dựng kiên cố và chống chọi tốt với tình hình thời tiết mưa nắng thất thường. Vì thế, chí phí để xây dựng kiểu chuồng này cao hơn nhiều. Tính ở mức trung bình thì bà con cần chuẩn bị tầm 10 triệu cho kiểu chuồng như thế. Các nguyên vật liệu cần thiết bao gồm gạch để xây tường, gạch nền, gạch men ốp tường và cả mái che. Sau đây là các bước để xây dựng chuồng nuôi rắn mối kiên cố, vững chắc:

-Đầu tiên là diện tích chuồng, mỗi 1 met vuông có thể nuôi tầm 100 con rắn mối, cứ thế nhân lên bà con sẽ có được diện tích

-Xây chuồng với 4 bức tường bằng gạch, chiều cao khoảng 0,7 met. Tường có thể được tô ximang hoặc không tuy thuộc vào điều kiện kinh tế, khuyên bà con nên tô tường để mang tính thẩm mỹ. Thân tường cần được ốp gạch men khoảng 20 cm để rắn mối không thể chui ra ngoài

-Nền chuồng không được có độ nhám gây ma sát làm tổn thương da rắn mối, bà con có thể lát gạch cho nền hoặc để nền đất

-Phần mái che chỉ nên chiếm 50% diện tích, rắn mối cần ánh nắng để thay da và phát triển

Tham khảo bài viết: Bí quyết nuôi rắn mối vào mùa lạnh

Kết

Mỗi kiểu chuồng đều có những ưu điểm và mục đích sử dụng riêng, bà con có thể tuỳ ý lựa chọn. Tuy vậy, kiểu chuồng nuôi rắn mối cố định vẫn được đa sô bà con lựa chọn cho mô hình nuối rắn mối của mình

Tin Tin tức khác
Hỗ trợ trực tuyến
THÔNG BÁO THÔNG BÁO
Chát ngay
với chúng tôi!
Hỗ trợ online