Logo Trại Rắn Mối KIỀU HOA
  • Đánh giá: (5 ★ trên 1 đánh giá)

Trở thành tỷ phú từ nuôi... côn trùng

Trở thành tỷ phú từ nuôi... côn trùng

Trở thành tỷ phú từ nuôi... côn trùng

Hiện nay, anh đang nuôi khoảng 10 ngàn con rết, 50 ngàn con bọ cạp. Giá rết hiện nay là trên dưới 1 triệu/1kg, bọ cạp là 400 ngàn/kg.

Giữa không gian thoáng đãng của vùng quê yên ả hoà lẫn giàn đồng ca của hàng trăm ngàn chú dế, từng đoàn khách khắp nơi đến tham quan, thưởng thức những món ăn, xị rượu tuyệt vời từ những loài độc nhất vô nhị. Không ai nhận ra được người thanh niên chưa đầy 29 tuổi Lê Thanh Tùng đang bận bịu kia lại là một tỷ phú từ việc nuôi... những côn trùng.
 
Tham khảo kỹ thuật nuôi rắn mối

Ý tưởng từ phim
 
“Hồi còn nhỏ, tôi ăn con dế chỉ thấy bùi bùi miệng chứ đâu ngờ nó lại được như ngày hôm nay”- Tùng tâm sự.

Để có được cơ ngơi như bây giờ, Tùng phải trải qua những cay đắng cuộc đời. Sinh ra trong một gia đình thuần nông nghèo khó ở tổ 3, ấp Bến Đò 2, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP.HCM, anh chỉ học đến lớp 4 rồi phải nghỉ giúp gia đình kiếm sống. Bôn ba với nhiều công việc nặng nhọc như bốc vác, phụ hồ. Công việc nặng nhọc thế, nhưng chẳng ăn thua gì, cậu bé ấy đã nghĩ ra nhiều cách để vươn lên trên chính mảnh đất của mình.
 
Tham khảo bài viết: Thu mua rắn mối giống
 
Tùng đã từng nuôi bò, nhưng được vài năm thì bỏ. Anh bàn với gia đình mua trâu, vì đây là vùng sông nước dễ thả trâu, nhưng “Mỗi năm chỉ thu gần chục triệu, khi mô cho thoát nghèo?”- Tùng nói. Thế là anh lại bán trâu mua vịt. Tùng nuôi vịt rất nhiều, do ở đây sẵn thức ăn như ốc, tép nên đàn vịt chỉ hơn 2 tháng là xuất chuồng. 7 năm nuôi vịt, mỗi năm cũng chỉ có vài chục triệu, chẳng ăn thua gì. Vậy là vịt cũng bán hết, Tùng chuyển sang trồng những loại rau ngon, hiếm để kiếm nhiều tiền trên mảnh đất nhỏ, chứ chẳng trồng đại trà các loại như bà con xung quanh, nhưng công việc này cũng chẳng mang lại là bao thu nhập...

Bán vịt rồi phá rau... Tùng trở về với kiếp phụ hồ. Ngày đi phụ hồ, tối về vắt tay lên trán nghĩ cách làm giàu. Những buổi trưa, nghe tiếng gáy của đàn dế ngoài đồng, anh bật dậy ra đồng bắt dế về rang ăn. Mỗi khi rảnh rỗi, anh lại ra đồng tìm dế về vừa ăn, vừa nuôi để nghe nó gáy cho vui tai...

Ban đầu là những chú dế bỏ vào chai, hái lá khoai vào cho nó ăn. Càng ngày đàn dế càng đông. Tùng kể: “Công nuôi chúng chừng này, chúng gáy vui tai thế, lẽ nào lại nướng chúng đi. Rồi tôi để nuôi thử... Một hôm xem tivi có nói về nuôi dế ở nước ngoài, thế là trong tôi bắt đầu bừng lên ý tưởng làm giàu bằng dế từ đây”.

Năm 2001, Tùng bắt tay vào nuôi dế, do thiếu kinh nghiệm nên để dế trong nhà bếp, mỗi lần nấu ăn, khói lên um xùm làm dế chết hàng loạt. Năm 2003, khi đàn dế lên đến 150 ngàn con thì tai hoạ lại ập đến làm chết hơn 140 ngàn con. Tùng nói:“Ngày đó tôi buồn lắm. Công chăm sóc mấy năm trời chưa dám ăn, dám bán một con. Vậy mà chỉ vì mớ rau cải nhiễm thuốc trừ sâu mà đàn dế chết gần hết. Chỉ còn số ít ỏi, tôi quyết tâm phải cẩn thận từng chút để khỏi phải chuốc hoạ. Và từ đó tới nay không lặp lại lần nào”.
Đàn dế của Tùng nay có trên 700 ngàn con được nuôi trong gần 3 ngàn chiếc thùng nhựa loại 200 lít. Với 3 loại dế chính là dế cơm, dế ta và dế sữa. Mỗi loại có một đặc tính riêng từ sinh sản cho tới chất lượng và tầm vóc. Nếu như dế cơm được xem là loại ngon nhất, to nhất và giá bán cao nhất (khoảng 200 con/1kg, giá bán 350 ngàn đồng/kg), thì dế ta và dế sữa lại phải 700- 800 con mới được 1 kg và giá bán cũng chỉ khoảng 250 ngàn đồng/1kg.
 
Món dế chiên tuyệt chiêu
 
Khi hỏi về cách nuôi dế, Tùng đáp: “Nuôi dế rất dễ. Chỉ cần sự cần cù, kỹ lưỡng và biết yêu thích chúng là được. Dế ăn ít, thức ăn lại dễ tìm vì nó ăn các loại rau củ và cả động vật. Thời gian sinh trưởng của nó cũng nhanh. Từ khi trứng đến khi nở là 9 ngày, và sau 45 ngày nuôi thì bán được”. Đặc điểm của loài dế là chỉ đẻ 1 lần rồi chết.

Hái tiền từ những… con “độc”

Với những gì đã có, Tùng trở thành một tỷ phú ở ngay trên chính mảnh đất của mình. Hiện nay mỗi tháng Tùng bán hàng trăm kg dế các loại. Trung bình mỗi kg 300 ngàn đồng. Trừ các loại chi phí thì mỗi tháng anh cũng thu được hàng chục triệu từ tiền bán dế. Khi con dế đã có chỗ đứng trên thị trường, anh lại mày mò tìm kiếm những loại côn trùng quý‎ hiếm. Tùng nói: “Với phương châm quý hồ tinh bất quý‎ hồ đa. Chọn con gì, cây gì ít mà hiếm thì chắc sẽ dễ kiếm tiền, nên tôi đi khắp nơi để tìm bọ cạp và rết về nuôi tiếp”. Giờ đây những chú bọ cạp hung dữ, những chú rết với hàng trăm chân trông phát khiếp được Tùng nuôi một cách thân thiện.
 

Ai tới tham quan cũng ngạc nhiên khi Tùng đưa những chú bọ cạp lên cho bò khắp chân tay. Càng sợ hơn khi biết rằng chúng cắn rất đau và độc. Nhưng tất cả với anh đó chỉ là chuyện nhỏ: “Đúng là con bọ cạp cắn đau thật, nhưng chỉ là một vài lần đầu thôi, còn sau nó là chuyện thường. Tuy chưa bị rết cắn, nhưng dù nó cắn mình cũng phải chịu chứ sao. Nuôi nó, bắt nó, thì cũng có lúc bị. Chuyện thường ấy mà”.

Hiện nay, anh đang nuôi khoảng 10 ngàn con rết, 50 ngàn con bọ cạp. Giá rết hiện nay là trên dưới 1triệu đồng/1kg, bọ cạp là 400ngàn đồng/kg. Tuy mới nuôi bọ cạp và rết được vài năm, nhưng triển vọng của loại này rất tốt. Chúng cũng dễ nuôi như dế. Có điều 2 côn trùng này không ăn thực vật mà chỉ ăn động vật. Chúng cũng không có bệnh tật, thời gian sinh trưởng của chúng cũng chỉ là vài ba tháng.
 
Trăn trở nhất của người thanh niên này đó là việc tìm đầu ra, vì hiện nay chủ yếu cung cấp cho các nhà hàng trong thành phố. “Tôi muốn những con này bay xa hơn ra ngoại tỉnh và cả xuất khẩu”.

Không chỉ là thế, anh còn đang mua nhiều sách vở, tài liệu nghiên cứu về tác dụng của các loại này để chế biến các món ăn bổ dưỡng, đồng thời ngâm rượu, chế biến các bài thuốc từ những loại này. Và kết quả anh đã mở nhà hàng ngay tại gia đình với hàng chục món khoái khẩu sang trọng được giới giàu có yêu thích do vợ anh và những người thân trong gia đình đảm nhiệm. Hàng chục loại rượu ngâm bọ cạp, ngâm rết cũng ra đời từ đây.

Khi chúng tôi tới, có nhiều khách là Việt kiều Mỹ đang ghé thăm mô hình và thưởng thức những món ăn tại đây. Ai cũng trầm trồ khen tỷ phú trẻ tài năng tháo vát.
 
Tỷ phú côn trùng giờ đây không chỉ có người dân Việt Nam, mà được bạn bè nhiều nước biết đến như một ông “vua” tài năng. Có người còn ngỏ ‎lời mời anh sang Mỹ quản l‎ý trang trại và làm mô hình này với mức lương hậu hĩnh, thế nhưng anh đều cười từ chối: “Phương châm của tôi là tự tay mình làm ngay trên chính mảnh đất của mình. Không hùn và không thuê đất người khác...”.

Hàng loạt dự định của chàng thanh niên đang dần được thực hiện, nhưng Tùng còn khiêm tốn, lúc nào thành công thì mới cho mọi người biết, vì: “Nói mà không làm được thì quả thật là xấu hổ...”. Mong sao cho những‎ chí lớn của anh sớm thành hiện thực để nhân rộng mô hình làm giàu lên trong cộng đồng mỗi chúng ta.
Ngọc Lan
Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin Tin tức khác
Hỗ trợ trực tuyến
THÔNG BÁO THÔNG BÁO
Chát ngay
với chúng tôi!
Hỗ trợ online