Logo Trại Rắn Mối KIỀU HOA
  • Đánh giá: (4 ★ trên 5 đánh giá)

Nuôi tắc kè dễ bán, giá cao

Nuôi tắc kè dễ bán, giá cao

Nuôi tắc kè dễ bán, giá cao

Dùng tắc kè ngâm rượu. Rượu đó giúp ta đỡ mệt mỏi, chữa hen, chữa lao phổi và có tác dụng cường dương.

Tham khảo mô hình nuôi rắn mối
 
Tắc kè có tên khoa học là Gekko gekkoL

Tắc kè là một loại dược liệu quý mà từ lâu nhân dân ta đã quen dùng. Nó có tên khoa học là Gekko gekkoL. Trong dân gian, nó còn có tên là đại bích hổ, cáp giải hoặc cáp giới. Nó thuộc họ tắc kè, bộ thằn lằn.
 
Hình thù của tắc kè giống với con thạch sùng nhưng nó lớn hơn. Từ đầu tới mút đuôi có con dài tới hơn 30cm. Ta không nên nhầm con tắc kè với con thằn lằn.
 
Tham khảo bài viết: Kỹ thuật nuôi rắn mối sinh sản
 
Tắc kè có thể bò trên tường, trên thân cây. Nó có thể nằm treo ngược trên trần. Đó là do ở mặt dưới của các ngón chân có những màng phiến mỏng giúp cho nó có thể bám chặt vào tường hay thân cây.
 
Suốt từ đầu cho tới đuôi của nó đều có các vẩy nhỏ hình hạt tròn hoặc nhiều cạnh. Chúng có màu sắc khác nhau: Từ xanh lá mạ đến xanh rêu, hoặc có khi xanh nhạt hay đỏ nâu nhạt. Nó có khả năng biến đổi màu sắc để thích ứng với môi trường, làm cho con vật dễ dàng lẫn với màu thân cây để trốn tránh kẻ thù. Đôi khi ta đã nghe rõ tiếng nó trên cây nhưng không tài nào xác định được nó ở đâu vì nó lẫn với màu thân cây và đứng im, không cử động.
 
Trong tự nhiên, tắc kè thường sống trong nhưng hốc cây lớn hoặc các hốc đá. Nếu gần nhà, chúng thường chui vào những nơi kín đáo gần mái nhà hoặc trên tường cao. Tới mùa rét, nó thường tìm những nơi kín đáo, không bị gió, ấm áp để trú qua đông.
 
Thức ăn của tắc kè là sâu bọ, gián, châu chấu, bướm... Nó không ăn được mồi tĩnh mà chỉ quen ăn mồi động.
 
Trước đây, bà con ở Vân Đồn (Quảng Ninh) thường đóng những cái hộp lớn hơn cái hộp đựng bút của học trò và thông ở 2 đầu để làm hộp nuôi tắc kè. Họ xếp hàng chục, hàng trăm cái hộp đó trong 1 thùng có vây lưới xung quanh.
 
Ở Hải Phòng thì người dân làm các ống nứa thông hai đầu và bó thành từng bó vài chục ống. Tắc kè sẽ chui vào đó để ở. Cái ống nứa này cũng được đặt trong các thùng gỗ hoặc thùng được quây bằng lưới để tránh tắc kè bỏ đi. Họ bắt gián, vợt cào cào, châu chấu để cho tắc kè ăn. Tuy nhiên, nguồn thức ăn rất bị động và cũng khó kiếm đủ khi nuôi nhiều.
 
Gần đây, chúng tôi tới thăm nhà chị Tâm ở Lộc An, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng). Chị nuôi tắc kè theo cách khác nhưng rất hiệu quả. Chị dùng một bức tường làm chỗ nuôi. Trên bức tường đó, chị treo rất nhiều những quần áo đã rách. Thỉnh thoảng chị phun ẩm cho nó. Khi lật những quần áo đó lên, bên trong ta thấy đầy tắc kè nấp đằng sau. Chị căng một tấm lưới bên ngoài để tránh tắc kè trốn đi. Chị gác một vài cây tre để làm đường cho tắc kè có thể bò tới nơi chị để thức ăn.
 
Thức ăn cho tắc kè của chị là loại sâu chim (loại sâu không vũ hóa và chỉ nuôi để cho chim ăn). Nó rất dễ nuôi. Ta cho nó ăn cám, ăn khoai hoặc các loại phụ phẩm nông nghiệp.
 
Gần đây, chị nuôi tằm ăn lá sắn để cho tắc kè ăn. Chúng rất thích loại thức ăn này. Ta cũng dễ nuôi và chủ động được nguồn thức ăn. Bạn cũng có thể nuôi dế để làm thức ăn cho tắc kè. Ta cũng bố trí một vài dụng cụ đựng nước để cho chúng uống. Khi đã chủ động được nguồn thức ăn thì nuôi tắc kè rất dễ dàng.
 
Tham khảo bài viết: Kỹ thuật nuôi tắt kè
 
Tắc kè đẻ trứng. Mỗi lần nó thường đẻ 2 trứng. Ta thu trứng về riêng 1 chỗ. Khoảng 3 tháng sau thì trứng nở. Ta nuôi riêng tắc kè con ra để tránh con lớn có thể cắn và ăn con bé.
 
Ở con tắc kè, cái quý nhất chính là cái đuôi. Nếu đuôi bị đứt, tắc kè có thể mọc ra đuôi mới.
 
Dùng tắc kè ngâm rượu. Rượu đó giúp ta đỡ mệt mỏi, chữa hen, chữa lao phổi và có tác dụng cường dương.
 
Tắc kè dễ nuôi, dễ bán và bán được với giá cao. Nhà nào cũng có thể tổ chức nuôi được tắc kè.
 
Theo Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng (Hải Dương Online)
Tin Tin tức khác
Hỗ trợ trực tuyến
THÔNG BÁO THÔNG BÁO
Chát ngay
với chúng tôi!
Hỗ trợ online