Logo Trại Rắn Mối KIỀU HOA
  • Đánh giá: (4 ★ trên 2 đánh giá)

Lãi cả trăm triệu đồng nhờ nuôi rắn mối ở miền Tây

Lãi cả trăm triệu đồng nhờ nuôi rắn mối ở miền Tây

Chị Phạm Thị Lệ ở quận Ô Môn, Cần Thơ phất lên nhanh chóng, trở thành bà chủ với thu nhập hàng trăm triệu mô hình nuôi rắn mối . Cơ sở của chị chủ yếu cung cấp cho nuôi giống cùng với cho các quán nhậu.

Bắt đầu với mô hình nuôi rắn muối bạc triệu, trước đây chị Lệ chủ yếu để nuôi chơi trong nhà và cho đẻ con. Tình cờ chị biết được ở dưới miền Tây của chị rất chuộng thịt rắn mối cho dân nhậu, chị thử đầu tư lớn vào mô hình này. Chị học hỏi các quy trình để có mô hình nuôi hiệu quả nhất.

Chị vừa nuôi vừa đi học hỏi kinh nghiệm, từ từ xây dựng được quy mô càng lớn hơn. Chị Lệ chia sẻ thêm, chị không phải tốn quá nhiều chi phí trong xây dựng chuồng trại. Chị chỉ cần xây tường cao bao xung quanh để làm chuồng nuôi. Trên cùng của tường, chị tráng men ốp gạch men theo tường để không cho chúng chạy ra ngoài. Chiều cao khoảng 40 cm. Ngoài ra, tuy là xây tường nhưng cũng phải đón được nắng và tránh mưa cho chúng. Chị còn lưu ý với loài rắn này, lúc nào cũng phải có bập dừa khô, gỗ mục cũng như lá làm chỗ trú và ngủ cho chúng.

Xem thêm: Hổ mang chúa đã xuất hiện đúng ngày rằm ở Gia Lâm

Ngoài ra chị Lệ còn cho biết, với mô hình nuôi này, chị không lo về việc gây ảnh hưởng tới môi trường thiên nhiên; cũng như môi trường sống của mọi người xung quanh. Do đây là loài sống dưới các tán lá cũng như thân cây khô và cát, chúng sống khá sạch sẽ nên không gây mùi hôi hoặc khó chịu. Để chăm sóc tốt nhất, chị luôn chuẩn bị máng nước cũng như ống dẫn nước vào chuồng, phù hợp với cách sống của chúng. Sau hơn 1 năm xây dựng và chăm sóc, chị đã mở rộng quy mô nuôi và sản xuất lên tới 9 chuồng, trong đó có 3 chuồng nhỏ và 6 chuồng lớn. Cơ sở của chị Lệ cung cấp giống và thịt hàng ngày và luôn có đơn hàng liên tục.

Chị cũng rất thoải mái trong chia sẻ cách chăm sóc giống vật nuôi này. Chị Lệ cho hạy, song song với tiết kiệm được chi phí trong xây dựng chuồng trại, chị cũng tiết kiệm được ngân sách trong thức ăn và khẩu phần dinh dưỡng. Khẩu phần ăn chỉ cần tôm, tép, cá cơm,…thì rắn mối có thể ăn ngay được. Ngoài ra, hai món khoái khẩu của chúng là sâu gạo và dế. Chị Lệ tự tay nuôi hai loại thức ăn này và giảm được chi phí đáng kể. Chị kể rằng, thâm hụt trong mô hình nuôi này không cao. Tại cơ sở của chị, chị chỉ thâm hụt từ 2% tới 5%, nhưng khi bán ra thì chị thu lại được vốn và lãi nhiều hơn nếu chăm sóc kĩ lưỡng hơn.

Với rắn mối, khi nuôi được khoảng 6 -8 tháng từ khi còn nhỏ với cân năng khoảng 29 -35kg/ con là có thể xuất chuồng bán được. Chúng có một màu vàng óng trên thân hoặc màu cát vàng xám. Với loài rắn này, chị không cần phải thúc đẩy vì tới mùa sinh sản thì con đực tự tìm con cái để giao phối. Đến khi con cái sắp đẻ trứng thì bắt riêng ra và chăm sóc riêng. Khi rắn mối con ra đời thì được nuôi riêng với chế độ ăn thường là tép nhuyễn hoặc cá cơm nhuyễn. Sau 3 tuần thì có thể thả ra để nó nhập vào bầy bình thường. Còn với con mẹ thì có thể cho ra ngay lập tức sau khi đẻ trứng, không ảnh hưởng.

Trung bình mỗi ngày chị thu lại khoảng 70 – 80 con giống đạt chuẩn để xuất chuồng. Trong thời gian đỉnh điểm, chị nuôi lên tới hơn 20.000 con giống. Mỗi ngày chị thu nhập lên khoảng 400.000đ cho một cân rắn mối. Khách hàng liên hệ và trực tiếp tới mua liên tục, chị chia sẻ nhiều lúc không có đủ để mà bán. Mỗi tháng chị thu nhập lên khoảng 15 triệu, có khi hơn nữa.

Xem thêm: Đầu ra cho rắn mối

Tuy nhiên, chị cũng cho biết, ngân sách để nuôi giống rắn mối này không cao nhưng công chăm sóc lên gấp mấy lần, chính vì thế giá thành cho rắn mối mới cao như vậy. Rắn mối khó chăm sóc, nếu không chăm sóc kĩ thì có thể bị bại liệt hoặc là các bệnh truyền nhiễm lẫn nhau. Do việc thiếu hụt khoáng chất, vitaminh và chất dinh dưỡng mà gây ra các bệnh cho chúng. Chị luôn bổ sung vitamin vào nước uống cho chúng. Chị cũng cho biết thêm, khi rắn mối có bệnh, khả năng lây lan rất cao. Chính vì vậy, việc vệ sinh chuông trại và khử trùng chuồng trại rất quan trọng. Chị thường cùng mọi người vệ sinh chuồng trại thường xuyên. Trung bình khoảng 3 – 4 tháng chị vệ sinh một lần vào mùa nắng và làm thường xuyên hơn vào mùa mưa. Vì giống bò sát này cùng họ với loài rắn, nên tới mùa chúng cũng thay da. Khi chúng đang mắc bệnh trùng với mùa thay da, thì khả năng lây nhiễm cao. Do khi chúng đã lột da và di chuyển thì vết lở loét trên thân mềm với các con còn lại gây nhiễm khuẩn cho nhau rất cao.

Hiện nay, nơi cung cấp chính của chị là chủ yếu các quán nhậu ở miền Tây cũng như ở các nhà hàng lớn. Giờ đây, rắn mối đã trở thành một món đặc sản trên các bàn nhậu của các ông. Với cách nuôi có quy trình và có sự đầu tư công sức kĩ lưỡng, nuôi giống thịt này đã giúp nhiều người phất lên nhanh chóng, trở nên giàu có từ việc nuôi chúng. 

Tin Tin tức khác
Hỗ trợ trực tuyến
THÔNG BÁO THÔNG BÁO
Chát ngay
với chúng tôi!
Hỗ trợ online