Logo Trại Rắn Mối KIỀU HOA
  • Đánh giá: (5 ★ trên 1 đánh giá)

Nuôi Và Chăm Sóc Rắn Mối Tốt Hơn Với Khí Hậu Miền Bắc

Nuôi Và Chăm Sóc Rắn Mối Tốt Hơn Với Khí Hậu Miền Bắc

Khi nhu cầu về lượng thịt rắn mối ngày càng gia tăng tại các nhà hàng, các quán nhậu, đó là cơ hội để các bà con trên các vùng miền cho thể phát triển những mô hình nuôi và chăm sóc rắn mối. Các khu vực miền Bắc, miền Trung hay miền Nam nước ta đều đang xuất hiện khá nhiều các mô hình chăn nuôi rắn mối, từ các vùng quê cho đến các thị xã, thị trấn . . .

Hiện nay, đối với các mô hình nuôi và chăm sóc rắn mối ở các khu vực khác nhau, bà con thường có những kỹ thuật nuôi và chăm sóc khác nhau bởi điều kiện khí hậu, khả năng thích nghi của rắn mối tại mỗi khu vực là khác nhau. Điển hình nhất chúng ta có thể thấy được đó là có những thời điểm khí hậu miền Bắc có mức nhiệt chỉ chưa đến 10 độ C thì ở miền Nam nền nhiệt có khi lên đến 30 đến 40 độ C. Khó khăn đối với những bà con đang nuôi rắn mối ở miền Bắc lúc này chính là phải đảm bảo môi trường sống để rắn mối có thể thích nghi được với tình trạng khí hậu không chỉ đơn giản là thay đổi theo mùa

Phát triển mô hình nuôi và chăm sóc rắn mối ở khục vực miền Bắc

1.Yêu cầu đối với phần chuồng nuôi

Thường thì về chuồng nuôi, nền chuồng bà con có thể chọn loại nền là phần đất tự nhiên, hoặc cũng có thể tráng xi măng một nữa nền chuồng. Bao quanh chuồng bà con có thể xây bốn bức tường có chiều cao khoảng chừng 1m. Để rắn mối không bò ra bên ngoài được, bà con cũng nên tráng thành chuồng bằng gạch men từ nền tính lên khoảng chừng 30 cm

Thiết kế chuồng nuôi rắn mối sinh sản

+ Phần mái che bên trên và xung quanh: Bà con có có thể sử dụng mái tôn, mái làm bằng rơm rạ đều được. Bao bọc xung quanh chuồng bà con có thể sử dụng bạc hoặc cửa tôn làm theo dạng cửa up. Vào những ngày mưa, gió lạnh thì dùng chúng để che mưa, che gió, tránh để mưa gió tạc vào chuồng. Vào những ngày nắng, bà con treo chúng lên cao, tạo một không khí, một môi trường sống thoải mái cho rắn mối

 

 

ĐÔI LỜI TỪ CÔ HOA

RẮN MỐI RẤT KHÓ NUÔI

BÀ CON NÊN CÂN NHẮC CHỌN VẬT NUÔI KHÁC 

Nếu Bà Con Vẫn Có Ý Định Muốn Nuôi.

Tôi Khuyên Bà Con Đừng Vội Đầu Tư Lớn, Nên Mua Khoản 50  Con Về Nuôi Thử Trước. Nếu Nuôi Thành Công Hãy Đầu Tư Tiếp

Trân Trọng

 

+ Phần bên trong chuồng: Nền chuồng như đã nói có thể là nền đất hoặc tráng một lợp xi măng, trong chuồng bà con nên trong thêm một số loại cây cỏ nếu có thể để tạo môi trường sống giống như ngoài tự nhiên cho rắn mối. Sẵn đó cung cấp nguồn thức ăn từ các loại thực vật cho chúng

2.Quy tắc khi chọn giống khi nuôi và chăm sóc rắn mối

Để bắt đầu một mô hình nuôi rắn mối bà con sẽ bắt đầu từ bước chọn con giống, đây sẽ là bước khá quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của của mô hình nuôi sau này. Chính về thế mà khi chọn giống bà con nên những con giống khỏe mạnh, trọng lượng và kích thướt đạt yêu cầu. Bà con nên chọn những con giống những con có kích thướt từ ngón tay cái trở lên. Những con di chuyển càng nhanh nhẹn càng tốt. Về phần phân loại rắn mối đực và rắn mối cái thì rắn mối cái thường có kích thướt cơ thể nhỏ hơn, đầu nhỏ, di chuyển chậm cùng với thường có những đám trắng sọc hai bên hông. Đối với những con rắn mối đực thì chúng khá nhanh nhẹn, di chuyển tốt, đầu to, cơ thể cũng lớn hơn rắn mối cái, điểm khác nhau nữa là rắn mối đực không có đốm trắng hai bên hông như rắn mối cái

Tham Khảo Bài Viết: Đầu tư ít, lời nhiều từ nghề nuôi rắn mối? 

3. Nuôi và chăm sóc rắn mối bằng nguồn thức ăn tốt

Rắn mối rất thích ăn nguồn thức ăn tự nhiên như các loại côn trùng như sau bộ, các ụ mối con, cào cào, dế các loại nhưng tại các mô hình nuôi, chăm sóc rắn mối với số lượng lớn thì nguồn thức ăn này không hề là dễ kiếm 1 chút nào. Thay vào đó đây chỉ được xem là một nguồn thức ăn phụ, nguồn thức ăn chính bà con chọn sẽ là cơm trộm với các loại tôm tép băm nhỏ, thịt băm trọn cơm  . . . Đó sẽ là nguồn thức ăn chính cho rắn mối bà con chọn nuôi và chăm sóc chúng với số lượng lớn. Lưu ý là ngoài phần thức ăn bà con nên chuẩn bị nguồn nước uống đầy đủ cho rắn mối để tránh tình trạng thiếu nước, như thế sẽ là không tốt cho quá trình phát triển của chúng

4. Chăm sóc rắn mối sinh sản và rắn mối con

Tập tính sinh sản của rắn mối thường tập trung vào mùa mưa, sau mỗi hai tháng rắn mối cái sẽ sinh sản một lần, mỗi lần từ khoản từ 8 đến 12 con con. Lưu ý là với rắn mối sinh sản, bà con cầ tách chúng ra một chuồng nuôi riêng để tránh những va chạm ảnh hưởng đến con con trong bụng. Đồng thời con con khi được sinh ra sẽ không bị nguy hiểm bởi sự tấn công của những con đực khác

Tin Tin tức khác
Hỗ trợ trực tuyến
THÔNG BÁO THÔNG BÁO
Chát ngay
với chúng tôi!
Hỗ trợ online