Logo Trại Rắn Mối KIỀU HOA
  • Đánh giá: (5 ★ trên 1 đánh giá)

Gặp “dị nhân” bốn lần bị rắn độc cắn không chết

Gặp “dị nhân” bốn lần bị rắn độc cắn không chết

Ở một vùng núi hoang sơ hẻo lánh, quanh năm mây phủ thuộc tỉnh Cao Bằng lại có một người nổi tiếng vì chuyện bị một loài rắn mối con cực độc cắn 4 lần không được chữa trị nhưng vẫn không chết.

Anh là Nông Văn Thuận, người dân tộc Tày ở bản Boong Dưới, xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh. 

Người được mệnh danh “vua miễn dịch”

Vào những ngày cuối hạ, khi mặt trời vẫn còn tựa mình trên đỉnh núi Khau Vài chúng tôi về thăm làng nuôi ong ở xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh. Men theo con đường quanh co qua những sườn đồi dốc sâu hun hút, phải mất đến một giờ đồng hồ mới đến làng Boong Dưới. 

Trong cuộc trò chuyện với anh trưởng bản Nông Văn Khu, chúng tôi được biết anh Thuận, người nuôi ong giỏi nhất bản bị rắn lục xám (một loài rắn cực độc vừa được phát hiện ở huyện Trùng Khánh) cắn đến bốn lần nhưng không chết và còn miễn dịch hoàn toàn với các bệnh ngoài da. Người dân nơi thâm sơn cùng cốc này thường gọi anh Thuận là “vua miễn dịch”. Ngay lập tức, chúng tôi tìm đến nhà anh để tìm hiểu thực hư. 

Xem thêm: Rắn độc lúc nhúc... giữa phố

Ngôi nhà sàn của anh Thuận nằm ngay đầu dốc dưới đoạn đường tắt nhỏ hẹp đi sang huyện Hạ Lang. Vừa đến dưới sàn nhà đã nghe tiếng rắn mối bầy ong bay vù vù quanh các thùng gỗ được đặt khắp cạnh nhà. 

Ấn tượng của chúng tôi khi gặp người được mệnh danh “vua miễn dịch” là một người đàn ông có nước da ngăm đen, dáng vẻ bụi trần, năm nay đã gần 50 tuổi nhưng trông vẫn còn nhanh nhẹn và hoạt bát. Người đàn ông này toát lên một phong thái đúng với nét hoang sơ của người miền sơn cước. 

Rót chai rượu mật ong ra chén, anh Thuận liền đưa chân và vén ống quần lên cho chúng tôi xem những vết sẹo do bị rắn độc cắn. Anh trầm ngâm kể lại: “Từ hồi nhỏ tôi đã quen với rừng núi heo hút, gia đình đông con lại xa trung tâm xã nên cuộc sống từ bao đời nay chỉ dựa vào mẹ rừng. Vất vả, khó khăn trăm bề nên từ hồi bé tôi đã cùng cha đi vào rừng săn bắt, hái lượm. Cho đến năm 1986 tôi mới nhập ngũ, sau hai năm lại được về nhà. 

Chán cảnh hoang sơ nơi quê nhà, ngay trong năm đó tôi xung phong nhập ngũ hạn 2 năm. Tôi vào Binh chủng Pháo binh, Quân đoàn 26 ở dưới Thái Nguyên. Hồi trong quân ngũ, nhiều anh bạn bị bệnh ngoài da như ghẻ lở, hắc lào, lang ben… nhưng tôi không hề bị lây khi dùng chung khăn tắm, thậm chí ngủ chung và động chạm vào những vùng bệnh mà họ bị lây, nhiễm”. 

Tuy nhiên, khi nhắc đến lần bị rắn lục cắn, anh Thuận vẫn chưa hết bàng hoàng, run sợ: “Đó là vào buổi chiều ngày 7/7/2001 âm lịch, khi tôi vác thùng ong về đến trước cửa nhà thì bất ngờ bị một con rắn lục màu xám (hay sống trên cành cây khô) tấn công. Bị cắn liên tiếp 3 lần vào bắp chân, tôi hoảng loạn bỏ cả thùng ong trên vai xuống đất vội vàng chạy vào nhà. 

Tưởng đã thoát thân, nhưng quay lại đã thấy con rắn đó chạy theo sau nên trước khi chạy lên thang gỗ để leo lên gác tôi đã bị nó cắn thêm một cái nữa. Vừa hoảng sợ vừa đau nhưng phải đợi gần một tiếng đồng hồ tôi mới dám xuống dưới. Sau đó, vợ và con trai tôi mới đi rừng về, thấy tôi ôm chặt chân vợ con tôi vẻ mặt lo lắng hỏi dồn dập chuyện gì vừa xảy ra. Khi biết chuyện, hai mẹ con lập tức chạy ra ngoài cầu cứu mọi người trong bản. 

Nhưng khi mọi người đến nhà bảo đưa ra trạm xã cấp cứu tôi lại không đồng ý bởi vì lúc đó đường sá vẫn chưa có, muốn đi phải leo trèo qua những quả đồi đầy cây gai, cây guột mọc nhăng nhít, đan xen nhau. Hơn nữa, đoạn đường từ bản ra đến trạm xá khoảng 15km, tính ra phải mất gần chục giờ đồng hồ mới ra tới nơi. Với độc tính của loài rắn rắn mối này, chắc chắn sẽ mất mạng ngay dọc đường”. Nghĩ rằng đằng nào cũng không qua khỏi nên anh Thuận nằm dài trên giường chờ chết mặc cho vợ con khóc tu tu van xin anh đi cứu chữa. 

Xem thêm: Nuôi rắn mối sinh sản

Khi mặt trời khuất núi, ngôi nhà anh Thuận vẫn im phăng phắc. Bữa cơm vẫn diễn ra bình thường như mọi hôm, chỉ là thiếu đi những tiếng nói cười. Cái chân trái anh Thuận càng lúc càng sưng to hơn và đen thẫm lại. Trong đêm đó, cả nhà anh không ai ngủ được vì hoảng loạn và lo sợ. 

Thế nhưng, một đêm trôi qua anh Thuận vẫn không hề xảy ra chuyện gì, thậm chí bắp chân trái anh đã hồng hào trở lại, chỉ còn trơ lại những vết cắn. Anh Thuận và vợ con vừa mừng rỡ vừa ngạc nhiên không tin đây là sự thật. Cũng từ đó, chuyện anh Thuận bị rắn độc cắn không chết lan ra khắp vùng. 

Những lý giải

Ngay sau khi tin đồn truyền đi khắp nơi, nhiều suy đoán, lời lý giải đã được đưa ra. Có người cho rằng việc anh Thuận miễn dịch với chất độc của loài rắn lục xám là do gien di truyền từ cha anh. Người lại bảo đó là do anh có nhóm máu đặc biệt nên các chất độc không thể xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, khi chúng tôi đem những lý giải để anh Thuận thẩm định lại thì bị anh bác bỏ. 

Theo anh cho rằng, chuyện anh kế thừa gien di truyền từ cha miễn dịch với mọi nọc độc là không logic. Bởi chính cha anh đã từng bị rắn độc cắn nhưng may đến gặp thần y mới giữ được tính mạng. Còn chuyện có nhóm máu đặc biệt hay không chính anh cũng không rõ. 

Nhưng anh Thuận lại cho rằng: “Bản thân tôi cũng không biết mình mang nhóm máu nào, chuyện người ta bảo tôi có nhóm máu đặc biệt mới kháng được nọc độc của loài rắn độc thì tôi thấy không hợp lý lắm. Theo tôi được biết, trên thế giới chuyện kháng nọc độc rắn chỉ có một - hai trường hợp, vì vậy chuyện tôi mang nhóm máu đặc biệt là không có khả năng xảy ra.” 

Tuy nhiên, lời đồn anh Thuận ăn nhiều mật ong nên giữ được tính mạng lại được nhiều người bàn luận nhất. Khi chúng tôi đem thắc mắc hỏi anh Thuận thì lần này anh không dám phủ nhận. Anh cho rằng: “Từ hồi nhỏ đi theo cha săn bắt, bẫy thú tôi đã mê món mật ong này. Khi trưởng thành có thể một mình đi rừng tôi chủ yếu săn ong mật đem về nuôi và ngâm rượu. 

Ngày nào đi làm về mệt tôi cũng lôi chai rượu mật ong ra tu một hớp rồi mới tiếp tục làm việc khác. Nhưng chuyện uống mật ong ngăn được nọc độc rắn thì tôi không phủ nhận được. Bởi vì, ở bản này tất cả đều nuôi ong mật từ mấy chục năm nay không có ai mắc bệnh ngoài da, còn trường hợp bị rắn rắn mối cắn thì chưa thấy nên tôi cũng hơi nghi ngờ.” 

Đem vấn đề này trao đổi với trưởng bản Nông Văn Khu, anh cũng khẳng định: “Đúng là lâu nay bản này không có ai mắc bệnh ngoài da. Các hộ trong bản này đều nuôi ong mật để kiếm kế sinh nhai nên nhà nào cũng có chai rượu mật ong để bồi dưỡng sức khỏe hoặc để tiếp khách quý. 

Lời đồn anh Thuận vì ăn nhiều mật ong đã thoát được cái chết tôi thấy cũng có phần hợp lý. Đó cũng chỉ là suy đoán còn chuyện này có thật hay là sự trùng hợp nên được người dân thêu dệt thì tôi cũng không nắm rõ. Vấn đề này phải được các ngành chuyên môn nghiên cứu mới biết chính xác”. 

Thực hư chuyện này chính những người trong cuộc cũng không hiểu rõ, nhưng những tin đồn được lan ra rất nhanh chóng khiến cuộc sống gia đình anh phần nào bị đảo lộn. Bất kỳ đi đâu gia đình anh cũng có người hỏi chuyện, thậm chí nhiều người tò mò còn đến nhà anh để “mục sở thị” người được mệnh danh “vua miễn dịch”. 

Khi chúng tôi chuẩn bị ra về, anh Thuận cùng một vài người trong bản lại vào rừng săn ong và đặt bẫy chim. Anh tâm sự: “Bản này phải bám vào rừng mới sống được. Dẫu biết là nguy hiểm nhưng cũng phải thích nghi với nó. May cơ thể tôi kháng được các loại nọc độc rắn nên mới có cơ hội được gặp các chú hôm nay. 

Tôi không hề thấy tự hào vì chuyện này đâu. Có thể ông trời đã ban cho tôi một điều gì đặc biệt để gắn bó với rừng núi nhưng còn những người cũng bám rừng như tôi thì hiểm nguy luôn ở trước mắt, thần núi có thể đoạt đi mạng sống của họ bất cứ lúc nào.” 

Bị rắn mối cắn liên tiếp 3 lần vào bắp chân, tôi hoảng loạn bỏ cả thùng ong trên vai xuống đất vội vàng chạy vào nhà. Tưởng đã thoát thân, nhưng quay lại đã thấy con rắn đó chạy vào theo sau nên trước khi chạy lên thang gỗ để leo lên gác tôi đã bị nó cắn thêm một cái nữa. Vừa hoảng sợ vừa đau nhưng phải đợi gần một tiếng đồng hồ tôi mới dám xuống dưới.

Tin Tin tức khác
Hỗ trợ trực tuyến
THÔNG BÁO THÔNG BÁO
Chát ngay
với chúng tôi!
Hỗ trợ online