Logo Trại Rắn Mối KIỀU HOA
  • Đánh giá: (5 ★ trên 1 đánh giá)

Suýt mất mạng vì rắn cắn

Suýt mất mạng vì rắn cắn

Bệnh nhân 27 tuổi tê liệt suốt 25 ngày sau khi bị rắn cắn. Ảnh: MT.

Đi kéo lưới, ông Quân bị một con rắn cạp nia cắn vào ngón tay. Ngày hôm sau, ông tê liệt toàn thân và được gia đình đưa đi cấp cứu.

Sau 10 ngày điều trị tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, ông Quân đã tỉnh lại, có thể nhúc nhắc tay chân nhưng chưa nói được. Người nhà cho biết, trước đó ông đi kéo lưới, bị một con rắn nhỏ bằng đầu ngón tay, có khoang đen khoang trắng cắn. Ông đã bắt và đánh chết con rắn đó luôn. Khi về nhà, ông vẫn tỉnh táo, khỏe khoắn, nhưng ngày hôm sau thì ở trạng thái tê liệt, bất tỉnh.

Ngay sát giường điều trị của ông Quân, một bệnh nhân 27 tuổi cũng bị rắn nuôi rắn mối cạp nia cắn, nằm liệt suốt 25 ngày qua. Bệnh nhân đã được đặt nội khí quản, thở máy, và phải đợi nọc rắn hết tác dụng mới sử dụng thuốc và kháng sinh điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Đàm Chính, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết thời gian gần đây, trung tâm liên tục tiếp nhận bệnh nhân bị rắn cắn, nhiều trường hợp bị tổn thương nặng, nguy hiểm tính mạng. Ở Việt Nam có hàng trăm loài rắn nhưng chia làm hai họ chính là rắn thường và rắn độc. Rắn thường không có nanh, mở miệng ra chỉ thấy toàn răng. Rắn này cắn thường không độc. Rắn độc gồm hai loại là rắn hổ và rắn lục.

Rắn lục sau khi cắn khiến nạn nhân bị rối loạn đông máu, gây chảy máu tại chỗ, chảy máu ở bụng, cơ, thậm chí xuất huyết não... Nhiều trường hợp bị rắn lục cắn đã sai lầm khi cố rạch, nặn vì càng làm máu chảy nhiều hơn, rất nguy hiểm. Trường hợp này hay gặp ở những người đi du lịch lên núi, vào rừng. Thông thường, rắn lục cắn không gây chết người, chỉ cần giải độc, truyền máu là có thể cứu sống bệnh nhân. Tuy nhiên, một số trường hợp bị chảy máu trong phổi, não, chậm đưa tới bệnh viện, có thể dẫn tới tử vong.

Xem thêm: Bé 14 tháng bị rắn hổ mang chúa vào nhà tấn công

Rắn hổ gồm có hổ mang bành, hổ mang chúa, rắn cạp nia, cạp nong. Rắn hổ mang cắn gây hoại tử, nhiễm trùng chỗ cắn, từ đó độc tố lan vào gây nhiễm độc. Những trường hợp bị rắn hổ mang cắn khá phổ biến vì hiện nay nhiều người nuôi rắn này lấy thịt, rắn xổng ra cắn người. Các khu vực lân cận Hà Nội hay gặp trường hợp này.

Bệnh nhân khi bị rắn hổ mang cắn không đến viện sớm thì phần hoại tử có thể ăn sâu vào cơ, xương, thậm chí tử vong. Hiện nay đã có thuốc giải độc khi bị loài rắn này cắn (huyết thanh kháng nọc rắn) giúp nọc độc không tiếp tục lan sâu vào cơ thể.

Suýt mất mạng vì rắn cắn

Một bệnh nhân vừa tỉnh lại sau 10 ngày bị tê liệt toàn thân do rắn rắn mối cạp nia cắn. Bệnh nhân đang cố mô tả con rắn chỉ nhỏ bằng ngón tay mình. Ảnh: MT.

Theo bác sĩ, phổ biến nhất hiện nay là trường hợp bị rắn cạp nia nhỏ cắn. Hiện tại, trong Trung tâm Chống độc của Bệnh viện Bạch Mai, có 3 bệnh nhân phải thở máy do bị trúng độc rắn cạp nia. Loài rắn này có con chỉ nhỏ bằng ngón tay, dài 1 m, có khoang đen khoang trắng, nanh nhỏ, vết cắn khó nhận ra. Khi bị cắn, nạn nhân bị liệt cơ, nặng hơn nhiều do hổ chúa cắn. Tình trạng liệt kéo dài 2-4 tuần. Nhiều người còn không biết mình bị rắn độc cắn, không đến viện kịp nên tử vong.

Điểm đặc biệt của bệnh nhân bị rắn cạp nia cắn là tuy bị liệt cơ toàn thân, nhưng ý thức vẫn tỉnh táo hoàn toàn. Chính vì vậy, từng có trường hợp người nhà, thậm chí bác sĩ không phải chuyên khoa chống độc ngỡ họ đã tử vong. Một trường hợp từng gặp ở Trung tâm Chống độc là điển hình.

"Bệnh nhân bị rắn rắn mối cạp nia cắn mà không biết, về nhà bỗng lăn ra bất tỉnh, toàn thân tê liệt và được đưa đi cấp cứu. Bác sĩ khám thấy toàn thân anh này cứng đờ, đồng tử mắt giãn to, khuyên người nhà đưa về lo hậu sự. Khi đó, một bác sĩ chống độc vô tình đi ngang, thấy có biểu hiện giống bị rắn độc cắn, liền lại gần, bảo bệnh nhân thử lúc lắc ngón chân cái và anh ta làm được. Sau này, khi được điều trị và tỉnh lại, anh kể cảm thấy vô cùng sợ hãi khi nghe người nhà nói với nhau mang anh về chôn cất", bác sĩ Chính kể lại.

Theo bác sĩ, người bị rắn cắn cần được sơ cứu ngay trước khi đưa tới bệnh viện. Việc này bệnh nhân có thể tự làm nếu còn tỉnh táo, hoặc người khác giúp đỡ. Sơ cứu kịp thời làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn, nhờ đó nạn nhân có đủ thời gian để vận chuyển đến cơ sở y tế khi chưa có biểu hiện ngộ độc.

Xem thêm: Kỹ thuật nuôi rắn mối

Các bước sơ cứu nên làm là: Động viên bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng, không để bệnh nhân tự đi lại. Bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn). Cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn vì có thể gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề.

Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường): băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt. Không băng ép khi rắn rắn mối lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm. Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động. Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay...).

Rắn đặc biệt hay xuất hiện sau các cơn mưa, khi có lũ lụt, mùa màng thu hoạch và thời gian ban đêm. Để đề phòng rắn cắn, cố gắng đi ủng, dày cao cổ và quần dài, đặc biệt khi đi trong đêm tối, đội thêm mũ rộng vành nếu đi trong rừng hoặc đi ở khu vực nhiều cây cỏ. Dùng đèn nếu ở trong bóng tối hoặc vào ban đêm. Càng tránh xa rắn thì càng tốt: không biểu diễn rắn, không đe dọa rắn, không cầm, không trêu rắn ngay cả khi rắn đã chết. Đầu rắn đã chết vẫn có thể cắn người. Không bắt rắn, đuổi hoặc dồn ép rắn rắn mối trong khu vực khép kín. Không nằm ngủ trực tiếp trên nền đất. Không để trẻ em chơi gần khu vực có rắn. Không sống ở gần các nơi rắn thích cư trú hoặc thích đến như đống gạch vụn, đống đỏ nát, đống rác, tổ mối, nơi nuôi các động vật của gia đình.

Vương Linh

Tin Tin tức khác
Hỗ trợ trực tuyến
THÔNG BÁO THÔNG BÁO
Chát ngay
với chúng tôi!
Hỗ trợ online