Những Câu Hỏi Thường Gặp Trong Quá Trình Nuôi Rắn Mối

Đối với những bà con đang có ý tưởng hoặc chỉ vừa mới bắt đầu với mô hình nuôi rắn mối, có thể kiến thức còn hạn hẹp nên những câu hỏi phát sinh liên quan đến rắn mối là không thể tránh khỏi. Hiểu được những thắc mắc cần giải đáp của bà con, trại rắn mối Kiều Hoa hôm nay xin tổng hợp lại một số những hỏi đáp phổ biến nhất trong quá trình xây dựng mô hình nuôi rắn mối, để bà con có thêm những kiến thức bổ ích phục vụ cho công việc chăn nuôi của mình
1. Vào thời kì sinh sản, rắn mối đẻ trứng hay con
Không như nhiều loài bò sát cùng họ khác khi chúng đa số đẻ trứng thì với rắn mối, loài này chỉ đẻ con. Thông thường mỗi lứa như thế rắn mối mẹ sẽ sinh ra từ 2 đến 9 chủ rắn mối con. Khi ở trong bụng mẹ, rắn mối con sẽ không nằm theo chiều dọc thân hình mẹ mà cuộn trọng lại bên trong túi bọc
2. Nguồn thức ăn chủ yếu cho rắn mối con
Trong quá trình nuôi , bà con sẽ không thể nào tập cho rắn mối ăn những loại thức ăn tổng hợp, cá, thịt . . . bởi lúc đó rắn mối con sẽ chưa thể thích nghi, một phần cũng vì miệng của chúng còn bé. Và với tập tính di truyền vốn có, rắn mối sẽ chỉ tập trung ăn những loại côn trùng tự nhiên cỡ nhỏ như sâu bọ, dế con, mối con, các loại kiến nhỏ. Sau một tháng đầu ăn những loại thực ăn với tập tính vốn có, bà có sẽ có thế bắt đầu tập thói quen cho rắn mối thích nghi với những loại thức ăn sẵn có dễ kiếm như cá, thịt hay thức ăn tổng hợp. Với nguồn thức ăn này, bà con sẽ đảm bảo lượng chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển của rắn mối, cùng với đó là bà con sẽ không mất thời gian cũng như chi phí quá lớn cho những nguồn thức ăn dễ kiếm này
Tham Khảo Bài Viết: Cách nuôi rắn mối sinh sản
3. Xây dựng mô hình chuồng trại như thế nào để tiết kiệm nhất?
Bình thường thì với một mô hình chuồng trại đủ kiến cố, bà con sẽ cần dùng gạch để xây thành chuồng, xi măng để tráng một nữa nền chuồng. Nhưng như vậy đối với nhiều bà con có chi phí đầu tư thấp là cả một vấn đề, bà con muốn chi phí dành cho chuồng trại thấp hơn nữa. Để tiết kiệm chi phí nuôi rắn mối ở khoản chuồng trại, thành chuồng bà con có thể sử dụng tôn láng để thay thế. Tuy không thể kiên cố bằng gạch nhưng cũng đủ để bà con duy trì và nuôi tốt rắn mối trong khoản thời gian từ 3 đến 4 năm
Thông Báo Trại Rắn Mối KIỀU HOA NGƯNG KINH DOANH RẮN MỐI Nguyên Nhân: 1. ĐẦU RA RẮN MỐI GIẢM MẠNH. Các nhà hàng, quán nhậu đã không còn đưa rắn mối vào menu của họ.
2. CHI PHÍ NUÔI RẮN MỐI TĂNG CAO Thức ăn chính của rắn mối là côn trùng như: Dế, sâu, trùn quế, ... đều đã tăng giá quá cao. Dẫn đến nuôi rắn mối không còn lợi nhuận |
4. Khoảng bao nhiêu con rắn mối thì đủ một kg?
Bà con khi nuôi rắn mối chắc chắn sẽ thắc mắc rằng 1 kg rắn mối thì cần bao nhiêu con như thế. Vấn đề này thì tùy thuộc vào từng loại rắn mối khác nhau. Chẳng hạn như với rắn mối trưởng thành thì mỗi 25 đến 30 con, chúng ta sẽ được 1kg rắn mối, lưu ý rắng mối trưởng thành là những con rắn mối từ khoảng 6 đến 8 tháng tuổi. Đối với rắn mối tầm 3 tháng tuổi thì cần phải có 100 con mới đủ 1kg.
5. Mật độ rắn mối bao nhiêu con trên 1 m2 là hợp lý?
Khi nuôi rắn mối thì mật độ rắn mối trong một chuồng hợp lý là rất quan trọng. Mật độ quá thưa thớt thì rắn mối sẽ vẫn động nhiều và hao tốn năng lượng, lâu lên cân. Trong khi đó thì khi mật độ rắn mối cao thì rắn mối sẽ dẫm đạp lên nhau, gây chấn thương, khó kiểm soát, khó phát triển. Mật độ hợp lý nhất cho mỗi m2 diện tích chuồng là tầm 100 con là hợp lý nhất
Tham Khảo Bài Viết: Những căn bệnh thường gặp khi nuôi rắn mối
6. Khi nuôi rắn mối, cách bảo vệ rắn mối con như thế nào là tốt nhất?

- Thời gian rắn mối mẹ mang thai và sắp sinh, bà con nên tách rắn mối mẹ ra nuôi ở một chuồng khác. Thứ nhất là đảm bảo những tác động bên ngoài không ảnh hưởng đến rắn mối khi trong bụng mẹ, thứ hai là khi chào đời rắn mối con không chịu sự tổn thương từ những con rắn mối trưởng thành khác
- Cung cấp thêm nhiều rơm rạ, giữ ấm cho rắn mối sắp sinh, tạo thêm nhiều chỗ trú ẩn trong chuồng để rắn mối con ra đời trong sự an toàn cao nhất
- Khi chăm sóc và nuôi rắn mối con, bà con nên lưu ý về phần thức ăn đó là cũng cấp nguồn thức ăn tự nhiên cỡ nhỏ như sâu bọ, dễ, mối . . . Lý do là vì rắn mối con mới sinh thì duy truy tập tính duy truyền, chúng chỉ ăn được những thức ăn như thế. Với các dạng thức ăn tổng hợp, bà con chỉ nên tập cho chúng ăn 1 tháng kể từ ngày sinh
Chia Sẻ Bí Quyết Nuôi Rắn Mối Hiệu Quả Cho Bà Con
Rắn mối là loài bò sát có hình dáng giống thắn lằn
Nuôi dế thu lãi 50 triệu đồng/tháng
Trở thành tỷ phú từ nuôi... côn trùng
Vượt khó làm giàu nhờ côn trùng
Nuôi tắc kè dễ bán, giá cao
Kỹ thuật nuôi tắc kè
Nuôi tắc kè thương mại
Hiệu Quả Kinh Tế Cao Từ Mô Hình Nuôi Rắn Mối
Đặc sản rắn mối vườn quê
Anh Đoàn Hoài Linh: Vượt khó nhờ mô hình nuôi rắn mối
Nuôi Rắn Mối Và Những Kinh Nghiệm Cần Thiết
Ưu Đãi Khi Là Đại Lý Của Trang Trại Rắn Mối KIỀU HOA
Nuôi Rắn Mối Làm Giàu - Lợi Nhuận 100 Triệu/Tháng ở KHÁNH HÒA
Hướng dẫn quy trình nuôi rắn mối
Hướng dẫn cách chế biến đặc sản rắn mối
Trang Trại Rắn Mối KIỀU HOA
Kỹ Thuật Nuôi Rắn Mối từ A - Z
Đường đến Trang Trại Rắn Mối KIỀU HOA
Rắn mối hầm sả ớt
Rắn mối xào sả ớt
Kĩ Thuật Nuôi Rắn Mối
Cách Nhận Biết Rắn Mối Đực Và Rắn Mối Cái
Xây Dựng Chuồng Nuôi Rắn Mối Tiết Kiệm Và Đạt Chuẩn
Bí Quyết Nuôi Rắn Mối Vào Mùa Lạnh
Mô Hình Nuôi Rắn Mối Và Sự Thành Bại Của Nó
Phòng Trị Bệnh Thường Gặp Khi Nuôi Rắn Mối
Seo Là Gì ? Tổng Hợp Các Kỹ Thuật Seo Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
Khóa Học Zalo Marketing – Hỗ Trợ Bán Hàng Hiệu Quả Trên Zalo