Logo Trại Rắn Mối KIỀU HOA
  • Đánh giá: (5 ★ trên 1 đánh giá)

Làm giàu Từ Nghề Nuôi Rắn Mối

Làm giàu Từ Nghề Nuôi Rắn Mối

Nghề nuôi rắn mối ở các vùng quê, nông thôn đang trở nên phổ biến hơn khi nhu cầu về lượng thịt rắn mối trên thị trường ngày càng tăng mạnh, đâu đâu người ta cũng săn lùng rắn mối, từ các nhà hàng lớn cho đến các quán nhậu bình dân. Nghề nuôi rắn mối hiện nay đang giúp cải thiện cuộc sống của khá nhiều bà con nông dân, có người còn làm giàu từ cái nghề được xem là mới nổi này. Điển hình đó là hộ giá đình anh Duy, khi đó mặc dù kinh tế gia đình vẫn còn nhiều khó khăn nhưng anh cũng đã tìm mọi cách để vay vốn đầu tư xây dựng một mô hình nuôi rắn mối được đầu tư phải nói là hoàn thiện nhất trong vùng

Với số vốn khoản 30 triệu đồng có được, mặc dù không phải là nhiều nhưng nó là đủ để anh đầu tư xây dựng chuồng trại và nhập được khoản 2000 con rắn mối giống về bắt đầu nuôi, xây dựng mô hình từ đó. Bắt đầu với nghề nuôi rắn mối với lượng kiến thức ít ỏi, trong quá trình nuôi anh cũng tìm hiểu thêm kinh nghiệm chăm sóc rắn mối từ tivi, báo đài và kinh nghiệm từ các mô hình nuôi lớn hơn ở các tỉnh khác. Sau những cố gắng thì cuối cùng thành công cũng đã đến với anh Duy và hiện nay nghề nuôi rắn mối đang mang về mức thu nhập hàng tháng lên đến vài chục cho đến cả trăm triệu nếu vào thời điểm thịt rắn mối lên giá

Anh Duy cũng không ngại chia sẻ những kinh nghiệm nuôi rắn mối mà mình có, bà con nếu có nhu cầu với kỹ thuật nuôi rắn mối sinh sản này cũng có thể tìm hiểu thông tin từ những chia sẻ của anh Duy dưới đây:

 

 

ĐÔI LỜI TỪ CÔ HOA

RẮN MỐI RẤT KHÓ NUÔI

BÀ CON NÊN CÂN NHẮC CHỌN VẬT NUÔI KHÁC 

Nếu Bà Con Vẫn Có Ý Định Muốn Nuôi.

Tôi Khuyên Bà Con Đừng Vội Đầu Tư Lớn, Nên Mua Khoản 50  Con Về Nuôi Thử Trước. Nếu Nuôi Thành Công Hãy Đầu Tư Tiếp

Trân Trọng

 

1. Thiết kế chuồng nuôi rắn mối

Với phần nền chuồng bà con nên để là nền đất là tốt nhất, tuy vậy thì nền đất thường rất ẩm thấp và dễ ứ đọng nước, khắc phục tình trạng này bà con nên thiết kế chuồng với hệ thống thoát nước đi kèm. Ngoài ra, để giữ chuồng khô ráo, bà con được quyền tráng xi măng một nữa nền chuồng cũng được. Phần thành chuồng yêu cầu xây cao, từ nền đất lên khoảng 30 cm cần ốp gạch men để rắn mối không bò ra ngoài, gây hao hụt quân số

Chuồng cũng cần có mái che và cửa chắn gió, chắn mưa vào những ngày mưa gió bão bùng, trong chuồng bà con cũng nên trồng thêm một ít cây cỏ, tạo một môi trường sống tự nhiên nhất cho rắn mối. Ngoài ra, trong chuồng cũng cần thiết kế hang hốc làm nơi trú ẩn theo tập tính của rắn mối, sử dụng gạch ống xếp thành chồng được xem là cách làm hợp lý nhất

2. Các tiêu chí khi lựa chọn rắn mối giống

Bà con chỉ nên chọn những con khỏe mạnh, không dị tật, di chuyển nhanh nhẹn, kích thước trung bình các con từ ngón tay trái trở lên là hợp lý. Tỷ lệ rắn mối giống đực và cái cũng cần được quan tâm và lựa chọn sao cho hợp lý. Đặc biệt nhận dạng giữa con đực và con cái đó là con cái kích thước cơ thể nhỏ hơn, đầu nhỏ, di chuyện tương đối chậm và sẽ có những đốm trắng dọc hai bên hông cơ thể. Đối với con đực thì sẽ là ngược lại, cơ thể lớn, di chuyển nhanh nhẹn, đầu to và đặc biệt là phần hông không có đốm trắng

Tham Khảo Bài Viết: Nguồn thức ăn dành cho rắn mối là gì? 

3. Nguồn thức ăn cho rắn mối

Vì là nuôi số lượng lớn thế nên lượng thức ăn tự nhiên cho rắn mối chắc chắn là không bao giờ đủ và rất khan hiếm, loại thức ăn chính dành cho các mô hình nuôi rắn mối thương là cơm tấm trộn với cá, tép nhỏ. Lâu Lâu bà con cũng nên bổ sung thêm một ít thức ăn tự nhiên như chấu chấu, mối, côn trùng sâu bọ cho rắn mối . . . Đó đều là những món khoái khẩu của rắn mối và nó sẽ kích thích rắn mối tăng trưởng tốt hơn

Tin Tin tức khác
Hỗ trợ trực tuyến
THÔNG BÁO THÔNG BÁO
Chát ngay
với chúng tôi!
Hỗ trợ online