Logo Trại Rắn Mối KIỀU HOA
  • Đánh giá: (4 ★ trên 2 đánh giá)

Nuôi rắn mối: dễ nhưng không dễ!

Nuôi rắn mối: dễ nhưng không dễ!

Đến với các hộ nông dân ở thành phố Tam Kỳ hay ở Phú Ninh, nhiều hộ đã bị phá sản hoặc chuyển sang mô hình chăn nuôi khác sau khi nuôi rắn mối. Chạy theo thị hiếu, không nắm rõ đặc tính và cách chăm sóc, nhiều hộ gia đình đầu tư lớn và mua giống về nuôi. Kết quả lại không thu được bao nhiêu, hiệu quả kinh tế thấp mặc dù đây là giống vật nuôi không tốn ngân sách cho ăn uống hoặc chuồng trại.

Với mong muốn đổi đời, nhiều người lại ham lợi nhuận, đầu tư không có chọn lọc và suy tính kĩ đầu ra đã khiến chọ họ gần như rơi vào cảnh phá sản. Tại thành phố Tam Kỳ, có rất nhiều trường hợp như vậy. Sau khi được tham gia vào lớp tập huấn nuôi rắn mối, ông Lập ở xã Tam Ngọc đã mạnh dạn đầu tư vào xây dựng chuồng trại và thức ăn cho giống vật nuôi. Thế nhưng sau 8 tháng, ông chỉ thu vào được 3 triệu rưỡi đồng, trừ hết chi phí ông chỉ còn 1,3 triệu. Vậy là sau 8 tháng, ông thu về bình quân mỗi tháng không tới 160 ngàn đồng. Ông cho biết, nuôi giống con vật này tuy nhỏ nhưng rất kén, chỉ ăn côn trùng, hoặc dế, trùn đất hay sâu bọ. Thức ăn phải sạch và không ôi thiu. Ông còn cho biết, việc tìm kiếm hoặc sản xuất thức ăn cho chúng tốn thời gian và chậm thu hồi vốn. Hầu như toàn xã Tam Ngọc đã phá sản với mô hình nuôi giống bò sát này sau một thời gian được phát động bởi chính quyền xã. Thêm vào đó, do thời gian sinh trưởng và xuất bán lâu khiến người dân không chờ đợi nổi thành quả của họ.

Xem thêm: Đua nhau săn "lộc trời" - rắn mối mùa nước nổi

 

nuoi ran moi

Một trường hợp khác ở xã Tam Thái, ông Phan Dục đã xém phá sản khi phát triển mô hình nuôi giống bò sát này. Số tiền ông đầu tư cho trang trại của mình lên tới 5 triệu đồng, chưa tính tới chi phí mua thức ăn. Tới nay ông vẫn chưa thu hồi lại được vốn mà còn có nguy cơ phá sản, chính vì vậy ông chuyển hướng sang nuôi bồ câu Pháp. Ông cho biết khi nuôi giống bò sát này phải nuôi song song thức ăn như sâu gạo, dế, trùn đất làm thức ăn. Người nuôi phải bỏ công sức ra rất nhiều. Vừa tốn công sức, vật nuôi lại phát triển chậm, cùng với số lượng giống nuôi vì chết, hay không sinh sản, ông phải chuyển sang nuôi vật nuôi khác để kiếm lời.

Cùng chung cảnh ngộ với ông có ông Quang Trường ở phường Trường Xuân, thành phố Tam Kỳ. Ông Trường đầu tư khoảng 300 con giống, giá là 300.000đ/ 1 kg. Sau một thời gian dài chăm sóc, ông cho hay không những số lượng không tăng nhanh, trọng lượng các con cũng không tăng đáng kể bao nhiêu, lại bị bệnh mà chết. Giá cả bán đầu ra thì bị sụt giảm. Ông lo sợ việc lỗ vốn cao mà không xoay sở được. 

Xem thêm: Nuôi rắn mối sinh sản

Còn riêng ông Văn Phó ở phường Hoà Hương, được cán bộ khuyến nông hướng dẫn  và khuyến khích nuôi giống bò sát này. Ông cũng muốn quyết chí mạnh dạn đầu tư vào 10.000 con giống cpn nuôi ban đầu. Ông đầu tư kỹ lưỡng vào chuồng trại và thức ăn cho chúng. Tuy nhiên, cũng như các hộ nông dân ở trên, chúng chết dần chết mòn, phát triển lại không nhiều. Sản lượng giống ban đầu giảm chỉ còn 1/3 số lượng, khoảng 3000 con giống. Ông không có kinh nghiệm trong trị bệnh và phòng ngừa bệnh, chỉ biết nhìn vốn giống của mình giảm dần đi, chịu nhìn cảnh thua lỗ mà không làm gì được.

Việc tham gia nuôi giống bò sát này, dễ nhưng không dễ. Từ quy cách chuồng trại và thức ăn cho giống bò sát này đều từ tự nhiên, không khó kiếm. Nhưng với cách suy nghĩ chăm nuôi theo thị hiếu, thấy nhiều người bán có lời thì đua nhau sản xuất. Họ không có nhiều kiến thức và đầu tư công sức vào học hỏi về đặc điểm và cách sinh trưởng của loài bò sát này dẫn tới tình trạng giống không phát triển lại có nguy cơ phá sản cao. Đây là điều tất yếu khó tránh khỏi với những người chạy theo thị hiếu kiếm lời nhanh.  

Báo Quảng Nam

Tin Tin tức khác
Hỗ trợ trực tuyến
THÔNG BÁO THÔNG BÁO
Chát ngay
với chúng tôi!
Hỗ trợ online